Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chuyện nước lọt vào lỗ tai khi tắm hay đi bơi chẳng mấy xa lạ với mọi người. Bình thường, nước sẽ tự động thoát ra ngoài nhưng nếu điều này không xảy ra hoặc nước đọng lại ở tai quá lâu nó lại có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Vì vậy, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những “bí kíp” chữa nước vào tai cực hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
Tình trạng nước mắt kẹt trong tai sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Cảm giác khó chịu này đôi khi kéo dài từ tai đến hàm rồi tới cổ họng. Song song với đó là những vấn đề thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.
Thông thường, tình trạng nước làm ù tai sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nước đọng trong tai trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng tích tụ bụi bẩn gây nhiễm trùng tai và nhiều vấn đề nguy hại khác.
Bài viết sau đây, Marry Baby mách bạn những mẹo đơn giản để loại bỏ nước vào tai hiệu quả nhất cùng cảnh báo về những gì bạn không nên làm khi xảy ra tình trạng này. Cùng theo dõi nhé!
Bẩm sinh, tai của chúng ta đã có một cơ chế tự nhiên để bảo vệ chống lại nhiễm việc nhiễm khuẩn. Tuy vậy, vẫn có một số điều kiện làm ảnh hưởng đến sự phòng vệ này của cơ thể, từ đó dẫn đến việc tai của bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Những điều kiện có thể kể đến bao gồm:
Lưu ý rằng, khi nước vào tai và bị giữ lại trong ống tai quá lâu có thể dẫn đến bệnh viêm tai ngoài (hay swimmer’s ear). Đặc biệt là tình trạng này sẽ phổ biến hơn ở những người đã có vấn đề về da như chàm hoặc bệnh vẩy nến.
Trường hợp bị nhiễm trùng tai, bạn sẽ có cảm giác bị ngứa và đau ở ống tai. Đôi khi, bạn cũng sẽ nhận thấy có xuất hiện dịch tiết ra như mủ hoặc các triệu chứng khác kèm theo như sốt, đau ở cổ, mặt; đau khi nghe và nổi hạch bạch huyết ở cổ.
Để loại bỏ nước ở trong tai, bạn tuyệt đối không nên làm theo cách thọc tay vào hay dùng tăm bông chọc ngoáy đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Thay vào đó, bạn nên thử những mẹo mà chúng tôi đã gợi ý trong bài viết dưới đây:
Để lấy nước ra khỏi tai, bạn sẽ cần tạo ra một lực hút chân không nhẹ trong ống tai của mình. Muốn làm được như vậy, bạn cần:
Kỹ thuật này có thể được sử dụng khi nước bị mắc kẹt trong các ống eustachian (hay còn gọi là ống thính giác hoặc ống hầu họng) được xem là ống liên kết giữa khoang nhĩ và vòm họng.
Những gì bạn cần chuẩn bị
Cách thực hiện
Biện pháp này cũng tỏ ra hiệu quả khi nước vào tai. Nó dựa trên nguyên lý là đưa không khí vào tai nhưng chỉ dùng ở nhiệt độ thấp để không bị bỏng tai cũng như làm cho hiện tượng ù tai bị nặng thêm.
Cách thực hiện
Công thức “tuyệt đỉnh” này cũng là cách mà nhiều người sử dụng để bảo vệ tai khi đi bơi, đồng thời cũng phòng ngừa chứng viêm tai ngoài nguy hiểm. Có thể giải thích rằng chất cồn sẽ giúp làm bay hơi nước ra ngoài, trong khi giấm phục hồi độ pH của da, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển bên trong ống tai.
Những gì bạn cần chuẩn bị
Cách thực hiện
Đôi khi với vấn đề nước vào tai, đơn giản là bạn để cho trọng lực làm công việc của mình. Tất cả bạn cần làm là nằm nghiêng một bên trên gối.
Những gì bạn cần chuẩn bị
Cách thực hiện
Nằm nghiêng trên gối sang bên phía tai có nước. Đồng thời, đặt khăn lên gối và tựa đầu lên nó. Giữ yên tư thế đó một lúc bạn sẽ cảm thấy dễ chịu tức thì.
Trường hợp nếu nước bị mắc kẹt trong ống eustachian, hãy thực hiện động tác nhai. Việc này sẽ có ích trong việc đẩy nước đọng ở phần ống tai ra.
Bạn có thể vờ như mình đang nhai một thứ gì đó hoặc đơn giản hơn là chuẩn bị một ít trái cây để nhâm nhi. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su nếu muốn. Động tác này mặc dù khá đơn giản nhưng cũng giúp ích rất nhiều trong việc loại bỏ nước khỏi tai sau khi tắm đấy!
Cũng tương tự như nhai, việc di chuyển hàm bằng cách ngáp sẽ giúp “đánh bật” tình trạng nước vào tai khó chịu. Mặt khác, phương pháp này còn tận dụng thêm lợi ích từ áp suất không khí. Hành động ngáp còn đem lại tác dụng làm giảm sự căng tức trong ống eustachian.
Những gì bạn cần thực hiện là cố gắng mở và đóng hàm như khi đang ngáp, đồng thời nghiêng đầu sang một bên cho đến khi cảm thấy như có một bong bóng xuất hiện trong tai và không còn hiện tượng ù tai nữa.
Biện pháp này có thể kết hợp cùng với cách tạo lực hút chân không để rút nước ra ngoài.
Đây là một kiểu hít thở buộc không khí đi vào trong các ống eustachian sau đó qua khoang mũi để làm sạch ống tai. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần:
Phương pháp này cũng khá nguy hiểm vì có thể gây khó thở, do vậy bạn không nên cố thực hiện nếu không chịu đựng được lâu.
Dầu ô liu là một trong những biện pháp tự nhiên, an toàn để loại bỏ tình trạng nước vào tai. Nó giúp dẫn lưu ống tai đồng thời tiêu diệt bất kỳ loại vi khuẩn nguy hại nào có thể gây nhiễm trùng.
Những gì bạn cần chuẩn bị
Cách thực hiện
Không nên dùng tăm bông để ngoáy tai lúc này. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng tăm bông là thứ thấm hút tốt có thể hút nước và lấy đi bụi bẩn từ tai, tuy nhiên, nó lại gây tác dụng ngược, cụ thể bông gòn sẽ đẩy nước vào sâu trong ống tai hơn. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, tăm bông có thể khiến bề mặt tai bị trầy xước, tạo điều kiện cho việc hình thành nên các vấn đề nhiễm trùng.
Việc này cũng tương tự như khi dùng bông gòn hoặc nút tai vì chúng có thể ngăn nước thoát ra ngoài.
Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng tai nghe hoặc lấy ngón tay chọc ngoáy vào tai để tránh thương tổn xảy ra.
Tình trạng nước vào tai rất dễ gặp và bạn có thể thử những mẹo mà chúng tôi đã gợi ý ở trên để loại bỏ nó. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu hoặc không cải thiện, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện hoặc cơ quan y tế gần nhất để kiểm tra nhé!
Marry Baby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.