Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để hiểu rõ căn bệnh giang mai nguy hiểm này. Từ đó, các bạn biết cách phòng tránh bệnh giang mai hay điều trị ngay khi phát hiện.
Bệnh giang mai (Syphilis) là do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra và lây qua đường tình dục. Khi xoắn khuẩn giang mai đi thâm nhập vào cơ thể qua các vết xước và niêm mạc khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Bệnh giang mai cũng lây lan nhanh qua các hình thức quan hệ tình dục bằng đường miệng, âm đạo hay hậu môn.
Đặc biệt, xoắn khuẩn giang mai có thể lây từ mẹ sang con khi bào thai từ tháng thứ 4 trở đi. Hình thức thâm nhập là từ máu thai nhi qua dây rốn và đe dọa tính mạng cả 2 mẹ con. Theo các bác sĩ, khả năng nhiễm bệnh tình dục của nữ giới cao hơn nam giới do bộ phận sinh dục ở phụ nữ có cấu tạo dạng mở.
Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan bên trong như viêm loét bộ phận sinh dục, phát ban ngoài da, đau nhức cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến nội tạng.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn Treponema pallidum. Con đường lây truyền phổ biến nhất là qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt nhỏ hoặc trầy xước trên da hay màng nhầy. Bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn nguyên phát và thứ phát, nhưng đôi khi xảy ra ở giai đoạn đầu.
Nguyên nhân ít phổ biến hơn, giang mai có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp như hôn hoặc do mẹ bầu nhiễm bệnh truyền qua thai nhi (giang mai bẩm sinh).
Bệnh giang mai không thể lây lan khi dùng cùng nhà vệ sinh, bồn tắm, quần áo hoặc dụng cụ ăn uống.
Sau khi được chữa khỏi, giang mai không tái phát. Tuy nhiên, bạn có thể bị tái nhiễm nếu tiếp xúc với người bệnh giang mai.
Bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu:
Nếu không điều trị, giang mai có thể dẫn đến tổn thương khắp cơ thể. Bệnh giang mai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Đối với phụ nữ, bệnh có thể gây ra vấn đề trong khi mang thai. Việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa tổn thương trong tương lai nhưng không thể sửa chữa hoặc đảo ngược tổn thương đã xảy ra.
Những vết sưng này có thể phát triển trên da, xương, gan hoặc bất kỳ cơ quan nào khác trong giai đoạn cuối của bệnh giang mai. Khối u thường biến mất sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Bệnh giang mai có thể gây ra một số vấn đề với hệ thần kinh, bao gồm:
Các vấn đề này có thể bao gồm phình động mạch và viêm động mạch chủ – động mạch chính của cơ thể – cùng các mạch máu khác. Bệnh giang mai cũng có thể làm hư van tim.
Người lớn bị bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hoặc các vết loét sinh dục khác có nguy cơ bị lây nhiễm HIV từ 2-5 lần. Bệnh giang mai có thể gây chảy máu dễ dàng, do đó virus HIV có cơ hội xâm nhập vào dòng máu trong khi quan hệ tình dục.
Nếu đang mang thai, bạn có thể truyền bệnh giang mai cho thai nhi. Bệnh giang mai bẩm sinh làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ tử vong trong vòng vài ngày sau khi sinh.
Tỷ lệ mắc bệnh giang mai ngày càng cao và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, mọi người cần hiểu rõ từng giai đoạn phát triển của bệnh giang mai để có cách phòng ngừa hay điều trị phù hợp.
Vùng sinh dục là âm đạo hay dương vật bắt đầu xuất hiện các vết loét. Cũng có khi, các vết loét sẽ hình thành trong miệng. Thời gian từ 10 ngày – 3 tháng sau khi bị xoắn khuẩn xâm nhập.
Vết loét tròn, nhỏ và cứng và đau. Sau 1 thời gian, các vết loét sẽ tự biến mất. Nhưng nếu chưa được điều trị thì xoắn khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể.
Giai đoạn này, người bệnh nhân có biểu hiện phát ban với đốm sần sùi, màu đỏ hoặc nâu đỏ. Ban đỏ thường xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, không ngứa. Một số bộ phận khác cũng có thể xuất hiện ban đỏ và đi kèm với các triệu chứng như sốt, rụng tóc, sưng hạch.
Giai đoạn này rất khó phát hiện vì bệnh nhân không còn biểu hiện ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nhiễm trùng vẫn từng bước phát triển trong cơ thể.
Chú ý, giai đoạn tiềm ẩn của giang mai kéo dài rất lâu, có thể lên đến 30 năm. Sau đó, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối cùng. Đây cũng là giai đoạn rất dễ lây lan cho người khác.
Giai đoạn cuối của bệnh giang mai là xoắn khuẩn đã đủ khả năng tấn công đến các bộ phận quan trọng khác của cơ thể như não, tim, xương, gan, mắt, khớp – dây thần kinh và mạch máu. Một số tổn thương về não bộ, mù mắt… có thể xảy ra. Lúc này, bệnh giang mai rất khó kiểm soát.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cách phòng chống bệnh giang mai có thể áp dụng chung cho một số bệnh lây qua đường tình dục. Vậy cùng tìm hiểu cách cách phòng tránh bệnh lậu và giang mai hiệu quả ngay dưới đây:
Bệnh giang mai phát hiện càng sớm thì có thể điều trị khỏi dứt điểm bằng thuốc kháng sinh. Nếu chị em phụ nữ mang thai mà mắc bệnh thì cần nói ngay với bác sĩ để được kê loại thuốc không gây hại cho thai nhi.
Trong quá trình điều trị bệnh giang mai, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Nếu các bạn để bệnh tiến triển tới giai đoạn 4 mới bắt đầu áp dụng phương pháp điều trị thì khó chữa khỏi triệt để. Phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm các tác hại của bệnh gây ra cho sức khoẻ của người bệnh.
Các bạn có biết, trong số các bệnh xã hội thì giang mai được coi là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 sau HIV-AIDS. Vì vậy, các bạn nên học cách phòng tránh bệnh giang mai ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bản thân và vợ (hay chồng) của mình. Nếu phát hiện bất cứ các triệu chứng nghi ngờ của bệnh nên đi xét nghiệm để có phương án điều trị hiệu quả.
Xem thêm:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
https://www.nhs.uk/conditions/syphilis/
Ngày truy cập: 03/05/2022
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/syphilis/symptoms-causes/syc-20351756.
Ngày truy cập: 03/05/2022
https://dermnetnz.org/topics/syphilis
Ngày truy cập: 03/05/2022
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/syphilis/symptoms-causes/syc-20351756
Ngày truy cập: 03/05/2022
https://www.cdc.gov/std/syphilis/stdfact-syphilis.htm
Ngày truy cập: 03/05/2022