Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cây cỏ sữa thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), thường mọc dại từ vùng đất màu mỡ đến vùng đất khô cằn sỏi đá hay kẽ xi măng. Nếu bấm ở thân cây, bạn sẽ thấy tiết ra nhựa mủ trắng như sữa.
Người ta thường thu hái khi cây bắt đầu ra hoa để có hàm lượng hoạt chất cao. Nếu để cây ra hoa xong thì dược tính không còn nhiều vì đó là thời điểm cây tàn lụi. Lúc này, nếu dùng cây cỏ sữa trị tiêu chảy hay trị các bệnh khác thì không còn tác dụng nữa.
Dựa vào đặc điểm của lá mà người ta chia làm 2 loại cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa lá lớn.
– Cỏ sữa lá nhỏ thường mọc thành từng cụm tỏa trên mặt đất. Cây chỉ cao khoảng 10-15cm. Thân và lá màu đỏ tím. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Quả nang, có lông nhỏ, hạt nhẵn có 4 cạnh.
– Cỏ sữa lá lớn cao khoảng 25-40cm, thân mọc thẳng, màu đỏ nhạt, phủ lông rậm. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác. Mặt dưới có lông màu xám nhạt. Cụm hoa hình cầu, mọc ở kẽ lá, rất nhiều hoa.
Cây cỏ sữa có tác dụng gì? Theo Đông y, cỏ sữa có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, làm tiêu viêm và thông sữa, cải thiện lưu thông khí huyết.
Toàn cây gồm lá, thân, rễ đều được dùng làm thuốc. Thường người ta nhổ cả cây đem về rửa sạch, phơi khô để dùng dần. Nghiên cứu cho thấy dịch mủ trắng có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ amip và một số chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa).
Mặc dù tính vị, tác dụng, cách dùng của 2 loại cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa lá lớn tương đương nhau nhưng theo kinh nghiệm dân gian, cỏ sữa lá nhỏ lành tính hơn. Nếu sử dụng để điều trị bệnh sẽ không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng âm dương của cơ thể.
Trong khi đó, cỏ sữa lá lớn thì có tính hàn và dễ làm mất cân bằng âm dương nếu sử dụng sai cách. Vì vậy, cần cẩn trọng khi dùng cỏ sữa lá lớn để trị bệnh.
Cây cỏ sữa trị tiêu chảy, kiết lỵ rất tốt nhưng cỏ sữa lá nhỏ thường được dùng nhiều hơn vì an toàn cho trẻ nhỏ.
Cách dùng: Lấy 100g cỏ sữa tươi (hoặc 20g khô) loại lá nhỏ đem rửa sạch, để ráo. Sau đó sắc với 400ml nước đến khi cạn còn 100ml thì chắt ra. Cho bé uống thành 3-4 lần trong ngày. Nhớ trước mỗi lần uống thì cần làm ấm.
Nếu người lớn dùng cây cỏ sữa trị tiêu chảy, kiết lỵ thì tăng gấp đôi liều dùng.
Lấy dịch mủ của cây cỏ sữa bôi lên môi sẽ giúp mau lành các vết nứt nẻ.
Sau khi gội đầu sạch sẽ và khô tóc thì lấy dịch mủ của cây cỏ sữa bôi lên da đầu. Thực hiện mỗi tuần 2-3 lần.
Cỏ sữa (khô), thông thảo, ý dĩ, mỗi thứ 10g, sắc uống.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tắc tia sữa phải làm sao? Nỗi khổ của mẹ cho con bú
Để trị viêm phế quản mạn tính, dùng cỏ sữa (khô) 12g, cát cánh 15g, trần bì 10g, cam thảo 6g sắc uống.
Lấy 1 nắm cây cỏ sữa tươi rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước. Sau đó đem giã nát rồi lọc lấy nước. Cho trẻ uống phần nước này trước khi ăn cơm nhiều giờ để trị giun sán.
Thực hiện như vậy 3-4 lần, đến khi thấy có hiệu quả rõ rệt thì dừng lại.
500g cỏ sữa tươi hoặc 200g cô khô sắc nước đặc để tắm, rửa, ngày một lần, đặc biệt dùng bã cỏ xoa kỹ vào chỗ bị ngứa, lở.
Cỏ sữa, râu mèo, kim tiền thảo, thông thảo, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.
Lưu ý: Không dùng cây cỏ sữa cho phụ nữ mang thai vì nghiên cứu cho thấy nó có thể gây sảy thai.
Cây cỏ sữa trị tiêu chảy cũng như các bệnh khác rất hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể mua một ít cỏ sữa khô trữ trong nhà. Hiện có rất nhiều nơi bán loại dược liệu này.
Hương Lê
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.