Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sức khỏe gia đình là nền tảng của một tổ ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho cả gia đình không hề dễ dàng vì mỗi thành viên có thể trạng khác nhau.
Hãy để MarryBaby mách bạn bí quyết thiết lập chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt phù hợp cho cả nhà bằng cách lắng nghe, thấu hiểu tình hình và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của từng người nhé!
Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe khi đảm nhận việc cung cấp năng lượng; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển; sửa chữa và bảo trì các tế bào của cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý qua ăn uống cũng sẽ giúp cải thiện bệnh tật.
Chính vì vậy, ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối với đủ các nhóm chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất… thì việc thiết lập thực đơn phù hợp với từng độ tuổi cũng cần được đặc biệt lưu ý. Theo đó, cơ thể sẽ được đáp ứng đủ nhu cầu trong các giai đoạn khác nhau và tạo ra sự tăng trưởng, phát triển thể chất tối ưu.
Để đảm bảo cân đối chế độ dinh dưỡng cho cả nhà, ngoài những chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin bạn cần lưu ý đến thể trạng của từng thành viên để đảm bảo chế độ phù hợp.
Ví dụ chế độ ăn cho người có bệnh tim mạch cần giảm muối và chất béo, tăng rau quả, chất xơ. Người bệnh gout cần hạn chế ăn những thực phẩm làm tăng axit uric trong máu như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ, các loại nấm.
Luyện tập thể thao thường xuyên mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe gia đình: kiểm soát cân nặng, cải thiện tình trạng chức năng của não, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Việc tham gia các hoạt động thể thao mang tính tập thể sẽ đem lại mức độ sảng khoái cao hơn về tinh thần, từ đó tạo động lực để duy trì hoạt động rèn luyện sức khỏe dễ dàng hơn. Thế nên để cả nhà cũng khỏe đẹp, hãy lên kế hoạch tập luyện cùng nhau.
Tuy nhiên, đừng quên xem xét tình trạng sức khỏe gia đình cũng như điều kiện của cả nhà để chọn ra một môn thể thao chung để tăng tính gắn kết trong gia đình. Dưới đây là một số gợi ý từ MarryBaby, bạn có thể tham khảo:
Hiện nay, dưới áp lực công việc, cuộc sống và sự phát triển của công nghệ, nhiều thói quen không tốt đang trở nên phổ biến: ngủ trễ, dậy muộn, uống nhiều cafe, sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử.
Những thói quen kể trên nếu duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vậy nên hãy chú ý tìm ra những thói quen không tốt của thành viên và lên kế hoạch khắc phục.
Song song đó, để gia đình bạn hướng tới cuộc sống lành mạnh, hãy thử xây dựng một lịch trình, đặt ở nơi tất cả mọi thành viên đều dễ dàng nhìn thấy. Trên đó ghi thời gian sinh hoạt hằng ngày (thức dậy, đi ngủ, ăn uống…), 1 lần/tháng cả gia đình cùng đi chơi.
Ngoài ra, cũng cần thiết lập những khoảng thời gian trong ngày để các thành viên ở bên nhau mà không có sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ hoặc cũng có thể lập một “trạm sạc” trong nhà, nơi tất cả các thành viên để các thiết bị qua đêm ở đó để tránh khỏi cám dỗ sử dụng.
Với mục đích ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm, việc tiêm phòng vắc-xin là điều cần thiết ở mỗi gia đình. Đặc biệt, nếu bạn có một đứa con nhỏ, bạn cũng trẻ rất dễ mắc bệnh, bởi sức đề kháng của chúng chưa hoàn thiện, cũng như những biến chứng sẽ nặng hơn khi mắc bệnh.
Bộ Y tế thường khuyến các các gia đình có trẻ nhỏ nên đi tiêm phòng đúng thời hạn, để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các thành viên khác trong gia đình cũng nên được tiêm phòng ở độ tuổi thích hợp để bảo vệ sức khỏe cả nhà.
Mỗi gia đình nên trang bị trong nhà một tủ thuốc sức khỏe gia đình để xử lý một số tình huống cần thiết như:
Phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả, nhẹ nhàng hơn chữa bệnh. Đó là lý do các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện khám sức khỏe gia đình định kỳ đều đặn 1-2 lần/năm.
Việc khám sức khỏe định kỳ bao lâu còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình.
Kết quả khám sẽ giúp mỗi cá nhân nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân, phát hiện bệnh sớm, tránh các biến chứng khi bệnh chuyển nặng và tiết kiệm chi phí trị bệnh. Gói khám sức khỏe chuyên sâu dành cho gia đình:
Bên cạnh việc thăm khám định kỳ, bạn cũng nên kiểm tra triệu chứng ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường để có thể nhận biết ngay các nguy cơ bệnh lý mình có thể mắc phải và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Nhìn chung vấn đề chăm sóc sức khỏe gia đình là một lĩnh vực rộng lớn cần các cặp vợ chồng tìm hiểu kỹ để bảo vệ tổ ấm thân yêu của mình. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe và hạnh phúc lâu dài.
Vân Minh
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
3. Tips for Healthy Children and Families
https://familydoctor.org/tips-for-healthy-children-and-families/
4. Healthy habits for families
https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/12-healthy-habits-for-families5. Health Tips for Families Series
https://eclkc.ohs.acf.hhs.gov/physical-health/article/health-tips-families-series Truy cập ngày 24/9/2021