Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Viêm gan B là tình trạng lá gan bị viêm nhiễm khiến chức năng gan bị ảnh hưởng. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm.
Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không và vợ bị viêm gan B có lây sang chồng không? Bạn cùng tìm hiểu trong bài viết từ MarryBaby nhé!
1. Viêm gan B là gì?
Theo WHO, viêm gan B(Hepatitis B – HBV) là một bệnh nhiễm trùng gan có thể đe dọa tính mạng do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh viêm gan B có thể gây nhiễm trùng mạn tính; và khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao do xơ gan và ung thư gan.
Có một vài nguyên nhân gây viêm B như nghiện rượu, nhiễm độc tố hoặc mắc các bệnh khác (suy thận, tiểu đường, HIV…). Tuy nhiên, lý do phổ biến nhất là do virus viêm gan B (hepatitis B) gây ra.
Một số người chỉ nhiễm viêm gan B trong khoảng 6 tuần là hết; trường hợp này gọi là cấp tính và các triệu chứng tương đối nhẹ; hoặc không có triệu chứng. Nhưng một số người khác thì bệnh lại phát triển thành mạn tính; phải thường xuyên nhập viện, đe dọa chất lượng cuộc sống.
2. Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?
Vợ/chồng có thể lây bệnh viêm gan B cho nhau nếu máu, tinh dịch hoặc các dịch tiết cơ thể của người bệnh xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh.
Các con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B
Quan hệ tình dục không an toàn.
Dùng chung kim tiêm, ống tiêm, các dụng cụ chuẩn bị cho việc tiêm chích.
Dùng chung kem đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ y khoa (chẳng hạn máy theo dõi đường huyết…).
Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người nhiễm bệnh.
Tiếp xúc với kim tiêm hoặc các vật dụng sắc bén khác từng vấy máu người bệnh.
Ngoài ra, viêm gan B từ mẹ còn truyền sang con trong quá trình sinh nở (chứ không phải trong quá trình mang thai).
Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không, vợ bị viêm gan B có lây sang chồng không? Bệnh viêm gan B dễ lây nhiễm một phần do người mắc bệnh có thể không biết mình bị bệnh. Họ không xuất hiện triệu chứng; không cảm thấy cơ thể khác thường và cứ thế vô thức lây bệnh cho bạn đời và những người khác.
Chồng bị viêm gan B sẽ không có lây sang vợ qua thức ăn hoặc nước uống. Chồng bị viêm gan B cũng không có lây nhiễm sang vợ khi dùng chung dụng cụ ăn uống (thìa đũa), không lây khi cho con bú, ôm, hôn, nắm tay, ho và hắt hơi.
Bị viêm gan b có quan hệ được không?
Viêm gan B rất dễ lây truyền qua đường sinh hoạt tình dục. Trên thực tế, quan hệ tình dục là nguyên nhân phổ biến nhất khiến một người mắc bệnh Viêm Gan B (tại Hoa Kỳ).
Viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao hơn HIV từ 50-100 lần. Nếu bạn đang có tần suất hoạt động tình dục cao; hãy tiêm phòng Viêm gan B và nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và HIV.
3. Những ai dễ mắc bệnh viêm gan B?
Sau trả lời được câu hỏi chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không; hay vợ bị viêm gan b có lây sang chồng không; bạn cũng cần nắm thông tin về đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan B để phòng tránh tốt nhất.
Trên thế giới, thống kê sơ bộ có khoảng 257 triệu người đang sống chung với viêm gan B. Bất cứ ai cũng có thể mắc viêm gan B. Những đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
Trẻ sơ sinh có mẹ mắc viêm gan B.
Nam giới quan hệ tình dục đồng giới.
Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm viêm gan B.
Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tượng.
Những người dùng chung kim tiêm, ống tiêm và dụng cụ tiêm chích.
Nhân viên y tế, cảnh sát, lính cứu hỏa… thường xuyên tiếp xúc với máu khi làm việc.
Người sống chung (nhà) với bệnh nhân nhiễm viêm gan B.
Người chạy thận nhân tạo.
Người bị HIV.
Người bị viêm gan C.
Người bị tiểu đường.
Người đang điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch.
Phạm nhân trong lao tù.
Sống chung nhà với người mắc viêm gan B có thể khiến bạn nhiễm bệnh.
Những ai dễ bị viêm gan B mạn tính?
Mức độ nặng nhẹ của viêm gan B phụ thuộc vào độ tuổi nhiễm bệnh. Đối với người trưởng thành, sau khi nhiễm bệnh, bạn có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, 9/10 trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh từ mẹ sẽ phát triển thành bệnh mạn tính suốt đời. Độ tuổi càng lớn thì nguy cơ phát triển thành mạn tính càng giảm dần. Khoảng 1/3 trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phát triển thành viêm gan B mãn tính. Trong khi các trẻ lớn hơn 6 tuổi và người trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bị mãn tính.
Viêm gan B mãn tính sẽ phá hủy gan, gây xơ gan, ung thư gan cùng nhiều bệnh lý nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao.
Hiện nay, cách xử lý đối với trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bệnh là tiêm kết hợp mũi vaccine viêm gan B và mũi HBIG (globulin miễn dịch viêm gan B) trong vòng 24 giờ sau khi chào đời.
Đối với người trưởng thành, trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với người bị viêm gan B và nghi ngờ mình bị lây nhiễm; bạn nên đến trung tâm tiêm chủng để tiêm vaccine viêm gan B hoặc một mũi HBIG.
Nếu đã bị nhiễm viêm gan B và khỏi, bạn sẽ không bị tái lại, ngoại trừ các trường hợp mãn tính.
Đối với bệnh viêm gan B cấp tính, các triệu chứng có thể xuất hiện 8 tuần sau khi nhiễm virus. Tuy nhiên, một số người lại không xuất hiện triệu chứng, hoặc mãi 3-5 tháng sau khi nhiễm virus thì triệu chứng mới xuất hiện, bao gồm:
Không có thuốc chữa viêm gan B cấp tính. Đối với người bị bệnh nhẹ, bác sĩ chỉ yêu cầu nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng và nước. Bệnh thường kéo dài từ vài tuần đến 6 tháng thì khỏi. Đối với người bị nặng thì phải nhập viện theo dõi.
Đối với bệnh viêm gan B mãn tính, triệu chứng có thể không xuất hiện trong suốt vài thập kỷ. Khi triệu chứng bắt đầu xuất hiện, thì cũng giống như viêm gan B cấp tính, nhưng ở mức độ nặng nề hơn.
Khoảng 15-25% người bị viêm gan B mãn tính thường tử vong do suy gan, mất chức năng gan, xơ gan, ung thư gan. Thuốc trị viêm gan B mãn tính sẽ không trị dứt được bệnh; do đó bệnh nhân phải uống thuốc suốt đời. Muốn kéo dài tuổi thọ thì phải duy trì lối sống và ăn uống lành mạnh.
Cách phòng ngừa tốt nhất chính là tiêm vaccine. Từ lâu, các bệnh viện phụ sản ở Việt Nam đã chấp hành quy định tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ như sau:
Mũi đầu tiên trong vòng 24 giờ sau sinh.
Khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng, 4 tháng thì bố mẹ nên cho con đi tiêm tiếp mũi 2, 3 và 4. (Các mũi viêm gan B này đã bao gồm trong mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1).
Đến tháng thứ 18 thì tiêm một mũi nhắc.
Như vậy, trẻ em dưới 24 tháng cần tiêm tổng cộng 4 mũi vaccine viêm gan B và 1 mũi nhắc.
Đối với người trưởng thành và chưa từng nhiễm viêm gan B thì bạn cũng có thể đến các trung tâm tiêm chủng để tiêm vaccine. Người chuẩn bị đi du lịch tới các quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B cao thì cũng nên tiêm mũi vaccine này.
Virus viêm gan B có thể sống sót bên ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Suốt thời gian này, nó vẫn có khả năng truyền bệnh. Do đó, đối với các vết máu (kể cả máu khô); bạn nên làm sạch và khử trùng bằng hỗn hợp xà phòng và nước. Nhớ đeo găng tay khi vệ sinh các vết máu, vết thương.
Rác thải y tế, bông băng chứa máu không được để lẫn lộn với các loại rác khác. Bạn nên ghi rõ bên ngoài đây là rác thải nguy hiểm.
Tóm lại, chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không và vợ bị viêm gan B có lây sang chồng không thì là có khi quan hệ tình dục không an toàn, nuốt tinh dịch và các dịch tiết, tiếp xúc với máu và vết thương… Do đó, mỗi người nên tiêm vaccine ngừa viêm gan B đồng thời đi xét nghiệm máu để đảm bảo mình không mắc bệnh, tránh làm lây lan mầm bệnh cho những người thân.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.