Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Củ riềng có tác dụng gì là những thắc mắc chung của nhiều bạn đọc. Vốn, củ riềng đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những lợi ích tuyệt vời của loại củ gia vị này đối với sức khỏe con người.
Trước khi đi sâu tìm hiểu ăn củ riềng có tác dụng gì, chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về loại thực phẩm này. Củ riềng hay còn gọi với cái tên khoa học là Alpinia docinarum. Riềng thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Chúng ta còn biết đến củ riềng với nhiều tên gọi khác như kìm sung, riềng gió, dong riềng, riềng thuốc, phong phương hay cao lương khương.
Nguồn gốc củ riềng từ phía Nam châu Á. Chúng đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền của người Ấn Độ hay Trung Quốc. Giống cây thân thảo này sống trong nhiều năm và đạt kích thước chiều cao đến 2m. Riềng có quả dạng hạch, khi chín có màu nâu. Phần rễ bò ngang, phát triển và phình to thành củ.
Hiện nay, củ riềng được biết đến là loại gia vị trong chế biến món ăn. Ngoài ra nó cũng có thể ăn tươi hoặc nấu chín.
Bạn đang thắc mắc củ riềng/củ dong riềng có tác dụng gì? Dưới đây là những thông tin mà MarryBaby đã tổng hợp được. Hãy cùng tham khảo nhé!
Trong nghiên cứu F.A. Alasmary và cộng sự, hoạt động chống ung thư của chiết xuất từ riềng đối với các dòng tế bào ung thư được phân lập lâm sàng trong ống nghiệm.
Kết quả cho thấy hoạt tính chống ung thư của chiết xuất từ riềng cao nhất đối với ung thư biểu mô phổi và ung thư biểu mô đại trực tràng. Hợp chất galanin có trong củ riềng có tác dụng ngăn chặn sự hình thành hay khởi phát bệnh ung thư.
Những căn bệnh ung thư mà củ riềng có tác dụng là: ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư biểu mô phổi, ung thư biểu mô trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư gan và túi mật. Bên cạnh đó, đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của củ riềng sẽ giúp tiêu diệt các gốc tự do hay những chất gây độc cho cơ thể.
Y học cổ truyền xếp riềng ( Cao lương khương) vào nhóm thuốc ôn lý trừ hàn. Riêng có vị cay tính ấm, quy kinh tỳ, vị.
Có tác dụng tán hàn chỉ thống, ôn vị chỉ ẩu; ứng dụng lâm sàng điều trị chữa cơn đau bụng do lạnh, nôn mửa ỉa chảy do lạnh; kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng chậm tiêu. Do vậy cải thiện và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa là một trong những đáp án cho câu hỏi củ riềng có tác dụng gì.
Các nghiên cứu của Y học hiện đại cho rằng với hàm lượng chất xơ và phytochemical vô cùng vượt trội cho nên riềng mang lại một số hiệu quả khác như trị đầy hơi, tiêu chảy, giảm chứng chán ăn, đau bụng, buồn nôn…
Tác dụng này thể hiện qua việc củ riềng giúp làm giảm những cơn co thắt tim, điều hòa lưu lượng máu, điều trị đột quỵ và di chứng liên quan đến tim,…
Tiếp tục là một câu trả lời khác cho thắc mắc củ riềng có tác dụng gì, chính là giúp điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp. Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng chiết xuất ethanol của riềng có tính kháng khuẩn cao.
Riềng cũng cho thấy tác dụng ức chế sự tăng sinh của các chủng vi khuẩn gram dương như S. aureus, α-Hemolytic streptococcus, β-Hemolytic streptococcus và Streptococcus pneumoniae, đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về hô hấp.
Cho nên riềng được ứng dụng để hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp, long đờm, giãn các tiểu phế quản, kiểm soát hen suyễn và suy hô hấp cấp tính,…
Sở dĩ có tác dụng này nhờ hàm lượng các flavonoid như quercetin, kaempferol và galanin. Việc ăn hay sử dụng các loại chiết xuất từ củ riềng sẽ giúp chống lại quá trình tổng hợp axit béo.
Chiết xuất polysaccharide có trong củ riềng đem đến khả năng tăng số lượng tế bào lá lách và dịch tiết từ phúc mạc. Nhờ đó cải thiện hiệu quả sức khỏe và hệ thống miễn dịch.
Bạn đã từng thắc mắc củ riềng ngâm rượu có tác dụng gì chưa? Với đặc tính chống viêm nên nó có lợi trong điều trị viêm khớp. Một nghiên cứu chiết xuất từ riềng cho thấy hoạt động chống viêm cấp tính làm giảm thể tích phù trong viêm khớp. Các nghiên cứu trên mô hình chuột bị viêm khớp dạng thấp đã cho thấy tác dụng của chiết xuất từ riềng làm giảm nồng độ TNF-α.
Do đó, riềng có thể được dùng để điều trị hoặc phòng ngừa trong bệnh viêm khớp cấp tính và mạn tính bằng cách giảm sưng viêm, cứng khớp trong viêm khớp. Chất chống viêm gingerols sẽ làm giảm tổng hợp prostaglandin từ đó giảm triệu chứng của viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.
Nhiều người sử dụng củ riềng để làm dịu thần kinh, hỗ trợ tình trạng say tàu xe, say sóng. Các hoạt chất có từ củ riềng có tác dụng cầm nôn hiệu quả. Bạn có thể nhai gừng tươi trước khi lên xe và cảm nhận hiệu quả.
Tức là hàm lượng vitamin trong củ riềng sẽ giúp trẻ hóa làn da, ngăn sự tấn công của các vết thâm, mụn, đồi mồi. Riêng cũng có tác dụng điều trị bệnh lý ngoài da như hắc lào, lang ben.
Theo đó, bạn có thể ngâm rượu với củ riềng đã giã nhỏ, dùng bông gòn thấm dung dịch và thoa lên vùng da bị bệnh. Để tránh hiện tượng kích ứng, bạn nên thử với vùng da nhỏ trước khi bôi lên toàn bộ vùng da tổn thương. Đối với mái tóc, củ riềng hỗ trợ làm sạch gàu và hạn chế gãy rụng.
Sau khi đã biết được củ riềng có tác dụng gì, MarryBaby sẽ giới thiệu đến bạn một số bài thuốc được lưu truyền và áp dụng rộng rãi đến ngày nay.
Tuy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, nhưng bạn chỉ nên sử dụng 3-6g riềng/ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu uống. Củ riềng không dùng cho những trường hợp sau:
Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về thắc mắc củ riềng có tác dụng gì. Đây là nguyên liệu phổ biến, dễ kiếm và giá rẻ, bạn có thể lưu lại hoặc chia sẻ đến người thân sử dụng trong những trường hợp cần thiết nhé!.
Xem thêm:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Revealing the Reversal Effect of Galangal (Alpinia galanga L.) Extract Against Oxidative Stress in Metastatic Breast Cancer Cells and Normal Fibroblast Cells Intended as a Co- Chemotherapeutic and Anti-Ageing Agent
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31983172/
Ngày truy cập: 24/03/2022
A Review on the Pharmacological Activities and Phytochemicals of Alpinia officinarum (Galangal) Extracts Derived from Bioassay-Guided Fractionation and Isolation
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5414456/
Ngày truy cập: 24/03/2022
A Review of an Important Medicinal Plant: Alpinia galanga (L.) Willd
Ngày truy cập: 24/03/2022
Alpinia galangal-An important medicinal plant: A review
Ngày truy cập: 24/03/2022
Can you eat galangal?
https://askinglot.com/can-you-eat-galangal
Ngày truy cập: 24/03/2022