Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
“Đa sầu đa cảm là gì?”, “người đa sầu đa cảm là gì” là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những ai đang trải qua những cảm xúc mãnh liệt và khó kiểm soát. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đa sầu đa cảm là gì, những biểu hiện thường gặp và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống.
Đa sầu đa cảm là một cụm từ, một thành ngữ quen thuộc trong tiếng Việt từ xưa đến nay. Theo nghĩa Hán Việt, “đa” có nghĩa là nhiều, “sầu” là ưu tư, nỗi buồn và “cảm” nghĩa là tình cảm, cảm xúc. Như vậy, nghĩa của “đa sầu đa cảm” là chỉ một người có nhiều cảm xúc, nhiều suy tư.
“Đa sầu đa cảm” đã trở thành một cụm từ phổ biến được sử dụng để miêu tả về tính cách của một con người. Người đa sầu đa cảm là những người có cảm xúc mãnh liệt và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Họ thường nhạy cảm với những thay đổi về cảm xúc, dễ dàng chuyển từ vui sang buồn, từ phấn khích sang lo lắng,…
Bạn có bao giờ tự hỏi liệu mình có phải là một người đa sầu đa cảm? Đa sầu đa cảm là một đặc điểm tính cách phổ biến, được thể hiện qua sự nhạy cảm cao về cảm xúc và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy ở người đa sầu đa cảm:
Người đa sầu đa cảm có khả năng đồng cảm mạnh mẽ, dễ dàng đặt mình vào vị trí của người khác và cảm nhận những cảm xúc của họ. Bạn thường ghi nhớ những điều nhỏ nhặt mà người khác làm cho mình, khiến họ cảm thấy được trân trọng và yêu thương. Nhờ sự đồng cảm này, bạn dễ dàng kết nối với người khác và tạo dựng những mối quan hệ sâu sắc.
Sự đồng cảm cũng khiến người đa sầu đa cảm có xu hướng quan tâm đến người khác hơn bản thân. Bạn luôn nghĩ về người thân, bạn bè và sẵn sàng ủng hộ họ hết mình. Không chỉ vậy, bạn thậm chí muốn giúp đỡ người khác và khiến cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn, dù điều đó có thể ảnh hưởng đến bản thân.
Do sự nhạy cảm cao, người đa sầu đa cảm thường lo lắng về cách nhìn nhận của người khác và hay tưởng tượng lung tung. Bạn có thể cảm thấy buộc phải che giấu cảm xúc thật của mình để tránh bị đánh giá hoặc chế giễu, từ đó dễ dàng đánh mất bản thân.
Người đa sầu đa cảm thường có khả năng quan sát tinh tế và đánh giá chính xác những gì xảy ra xung quanh. Bạn dễ dàng nhận ra những thay đổi nhỏ trong hành vi hoặc giọng điệu của người khác và có thể hiểu được những ý nghĩa ẩn sau những hành động đó. Tuy nhiên, đôi khi sự nhạy cảm này có thể khiến bạn trở nên nghi ngờ mọi thứ và suy nghĩ nhiều hơn mức cần thiết.
Dấu hiệu của người đa sầu đa cảm là gì? Người đa sầu đa cảm thường trân trọng những kỷ niệm và có xu hướng lưu giữ những đồ vật có ý nghĩa như lời nhắc nhở về những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc sống. Bạn có thể giữ những bức ảnh cũ, những món quà lưu niệm hay những bức thư tình, v.v. Việc lưu giữ những kỷ niệm này giúp bạn cảm thấy gắn bó với quá khứ và trân trọng những gì đã qua.
Cảm xúc mãnh liệt khiến người đa sầu đa cảm dễ bị tổn thương về mặt tình cảm. Bạn có thể dễ dàng bị tổn thương bởi những lời nói hoặc hành động của người khác, dù vô ý. Nỗi buồn và thất vọng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn trong một thời gian dài.
Mặc dù dễ bị tổn thương, người đa sầu đa cảm cũng thường mang đến năng lượng tích cực cho những người xung quanh. Bạn có thể là người khởi xướng những hoạt động vui vẻ, gắn kết mọi người và mang lại tiếng cười cho mọi người. Sự nhiệt tình và sức sống của bạn khiến những người xung quanh cảm thấy thoải mái và vui vẻ.
Sự nhạy cảm và tinh tế trong tâm hồn khiến người đa sầu đa cảm thường bị thu hút bởi những thứ mang tính nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, văn học, v.v. Bạn có khả năng cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của nghệ thuật một cách sâu sắc, và có thể sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, ấn tượng.
Bạn hay dành nhiều thời gian để suy ngẫm và mộng mơ, tưởng tượng cũng như suy nghĩ lung tung về những điều có thể xảy ra trong tương lai. Khả năng suy nghĩ và mộng mơ này giúp bạn có thêm ý tưởng sáng tạo và khiến cuộc sống trở nên phong phú.
>> Xem thêm: Sức khỏe tinh thần là gì? Làm sao để chăm sóc sức khỏe tinh thần?
Đa sầu đa cảm có thể mang đến cho bạn những trải nghiệm sống đặc biệt, nhưng cũng tiềm ẩn những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống.
Cách vượt qua đa sầu đa cảm là gì? Dưới đây là một số cách giúp bạn biết làm sao để bớt nhạy cảm và đa sầu đa cảm hơn:
Bước đầu tiên để thay đổi là chấp nhận bản thân mình là một người nhạy cảm. Đa sầu đa cảm không phải là một điều xấu, nó chỉ đơn giản là một phần tính cách của bạn. Việc cố gắng thay đổi bản thân để trở thành một người khác có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng và chán nản. Thay vào đó, hãy học cách yêu thương và trân trọng bản thân mình với tất cả những ưu điểm và nhược điểm.
Hãy dành thời gian để quan sát và ghi nhận cảm xúc của bản thân. Khi bạn cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc tức giận, hãy cố gắng xác định nguyên nhân khiến bạn có những cảm xúc đó. Việc hiểu rõ cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn kiểm soát chúng tốt hơn.
Đa sầu đa cảm luôn khiến bạn khó khăn đưa ra quyết định vì quá để ý đến cảm xúc cũng như suy nghĩ đến lợi ích của người khác. Thay vì như vậy, bạn hãy biết bản thân mình muốn gì. Chỉ có cách này mới khiến bạn vui vẻ và lan tỏa niềm vui đến với những người khác. Vì vậy, người ta mới có câu “muốn thương người khác, phải thương mình trước”.
Khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, hãy dành thời gian để thư giãn. Bạn có thể tập yoga, thiền, nghe nhạc hoặc dành thời gian trong thiên nhiên. Việc thư giãn sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và lo âu, từ đó giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Cách vượt qua đa sầu đa cảm là gì? Đó là hãy hạn chế tiếp xúc với những người hoặc những điều khiến bạn cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc tức giận. Thay vào đó, hãy dành thời gian cho những người tích cực và những điều khiến bạn cảm thấy vui vẻ.
Người dễ đa sầu đa cảm nên học cách suy nghĩ thực tế hơn, không nên phóng đại mọi việc quá mức. Suy nghĩ thực tế và đơn giản cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn không quá đa cảm mà trở nên lý trí hơn.
Con người có thể đặc biệt dễ trở nên nhạy cảm, đa cảm và nghĩ đến những điều tồi tệ hơn khi ở một mình. Vậy nên một người đa cảm nên thường xuyên ở cùng những người bạn, người thân để giảm bớt thời gian suy nghĩ những điều tiêu cực.
Nếu bạn cảm thấy đa sầu đa cảm đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và dạy bạn những kỹ năng để kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi đa sầu đa cảm là gì, người đa sầu đa cảm là người như thế nào cũng như cách giảm bớt sự đa cảm. Đa cảm không phải là một loại tính cách xấu, tuy nhiên nếu bạn quá đa cảm, nó cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của bạn. Hãy hiểu rõ hơn về bản thân và có những cách thức phù hợp để kiểm soát cảm xúc, từ đó sống một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. How To Stop Overthinking: Tips and Coping Strategies
https://health.clevelandclinic.org/how-to-stop-overthinking
Ngày truy cập: 22/05/2024
2. How to Stop Overthinking – Trauma Research UK
https://traumaresearchuk.org/blog/how-to-stop-overthinking/
Ngày truy cập: 22/05/2024
3. How can I stop overthinking everything? A clinical psychologist offers solutions
https://www.psypost.org/how-can-i-stop-overthinking-everything-a-clinical-psychologist-offers-solutions/
Ngày truy cập: 22/05/2024
4. When Overthinking Becomes a Problem & What You Can Do About It | Houston Methodist On Health
https://www.houstonmethodist.org/blog/articles/2021/apr/when-overthinking-becomes-a-problem-and-what-you-can-do-about-it/
Ngày truy cập: 22/05/2024
5. Overthinking: What is it and why do we do it? – Counselling Directory
https://www.counselling-directory.org.uk/memberarticles/overthinking-what-is-it-and-why-do-we-do-it
Ngày truy cập: 20/05/2024