Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/06/2021

Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không và cách điều trị

Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không và cách điều trị
Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không là lo lắng của nhiều chị em. Đây có thể là một dấu hiệu không tốt của cơ thể. Vậy, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không? Thời gian hành kinh kéo dài 10 ngày hay kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài là vấn đề khá nhiều chị em gặp phải hiện nay. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có mức độ nguy hiểm khác nhau. Cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết cũng như đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.

Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết?

Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết? Ở đây MarryBaby đang muốn nói đến thời gian hành kinh chứ không phải chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Thông thường, số ngày kinh nguyệt (đèn đỏ) sẽ kéo dài từ khoảng 2-7 ngày. Thời gian này có thể lên hoặc xuống 1-2 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người.

Đặc biệt, đối với thắc mắc lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu, trung bình chỉ trong khoảng vài ngày hoặc ít hơn, thậm chí là một vài vết máu nâu đỏ.

kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không
Thời gian hành kinh bình thường từ khoảng 3-7 ngày

Tổng lượng máu mất đi trong giai đoạn hành kinh bình thường khoảng từ 2-6 thìa máu, song có người sẽ ra nhiều hơn. Điều này ít hơn rất nhiều so với tưởng tượng của nhiều người. Lượng máu thường nhiều hơn vào ngày thứ 2 và ít dần về những ngày cuối. Đi kèm với đó là các biểu hiện như thay đổi tâm trạng, nổi mụn, đau bụng…

Một số trường hợp đặc biệt như kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài, lần đầu có kinh nguyệt thời gian hành kinh rất ngắn… cũng được xem là bình thường.

Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không?

Thời gian hành kinh kéo dài 10 ngày và lâu hơn được xem là một biểu hiện bất thường của cơ thể. Rất nhiều chị em lo lắng liệu kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không? Trước tiên, hãy tìm hiểu rõ về nguyên nhân của tình trạng này.

1. Nguyên nhân kinh nguyệt kéo dài

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến ngày hành kinh kéo dài, kéo theo đó mức độ nguy hiểm cũng không giống nhau.

  • Đặc điểm thể trạng, cơ địa đặc biệt của một số chị em sẽ có ngày đèn đỏ dài hơn bình thường. Tuy nhiên, cần đảm bảo cơ thể không xuất hiện những biểu hiện như lượng máu nhiều bất thường, đau bụng dữ dội và kéo dài, hành kinh ngoài chu kỳ…
  • Rối loạn sinh lý cơ thể: Ở những giai đoạn đặc biệt như dậy thì, sau sinh, sảy thai, mãn kinh… ngày hành kinh có thể bị rối loạn và kéo dài hơn bình thường.
  • Sử dụng các loại thuốc có nội tiết tố cao như thuốc tránh thai hàng ngày, khẩn cấp cũng gây tình trạng rối loạn tiết tố.
  • Tuyến giáp gặp vấn đề gây rối loạn chức năng nội tiết. Đây là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể.
  • Viêm nhiễm phụ khoa, đi kèm biểu hiện ngứa, rát hoặc bị các bệnh phụ khoa nguy hiểm như u tử cung, ung thư tử cung, u buồng trứng…
  • Sảy thai khi không biết mình đang mang thai gây chảy máu kéo dài. Chị em sẽ dễ bị nhầm lẫn với rong kinh. 1-2 chu kỳ hành kinh sau giai đoạn này thường kéo dài hơn.
  • Đặt vòng tránh thai không phù hợp với cơ địa, đặt vòng lệch hay không chứa hormone.
kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không
Uống thuốc tránh thai làm thay đổi nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt

2. Biến chứng của kinh nguyệt kéo dài

Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không? Nếu xuất phát từ những nguyên nhân bất thường, bệnh lý cơ thể cộng thêm tình trạng này kéo dài trong nhiều kỳ kinh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Trước tiên, điều này khiến chị em khó chịu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thiếu tự tin khi hoạt động cũng như mặc trang phục.
  • Khó xác định thời gian rụng trứng chính xác, khó khăn cho việc thụ thai.
  • Nếu nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm, khi không được điều trị, chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau, thậm chí là vô sinh.
  • Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên sẽ có những cách điều trị kinh nguyệt kéo dài khác nhau. Chị em cần đi thăm khám ngay nếu xuất hiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài do các bệnh tuyến giáp, viêm phụ khoa…

    Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, cần đặc biệt chú ý. Đây là giải pháp tránh thai tiện lợi nhưng tuyệt đối không được lạm dụng.

    Ngoài ra, có một số lưu ý chung mà chị em cần biết như:

    • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt cho cơ thể để tránh thiếu máu, thiếu sắt, ví dụ thịt bò, thịt gà, sò huyết, các loại đậu, rau súp lơ xanh, thực phẩm giàu vitamin C. Đồng thời, hạn chế hay loại bỏ các loại thực phẩm cay nóng, nhiều đường, dầu mỡ, chất kích thích…
    • Nghỉ ngơi đủ và có lối sống khoa học: Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc quá sức, không thức khuya, không được căng thẳng, không làm việc nặng…
    • Đảm bảo giữ cho cơ thể luôn vệ sinh và thoải mái nhất.
    • Điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn, chỉ định của bác sĩ.
    kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không
    Chủ động theo dõi và điều trị cùng bác sĩ

    Như vậy, MarryBaby vừa giúp bạn giải đáp được thắc mắc kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không cũng như cách điều trị phù hợp. Hãy chủ động thăm khám và điều trị nếu chu kỳ hành kinh bất thường nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    x