Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Lê Phương Uyên
Tham vấn y khoa: BS CKI. Lai Ngọc Hiền
Cập nhật 25/07/2024

Măng cụt có tác dụng gì? Ăn như thế nào mới tốt cho sức khỏe?

Măng cụt có tác dụng gì? Ăn như thế nào mới tốt cho sức khỏe?
Tìm hiểu măng cụt có tác dụng gì và ăn như thế nào để nhận được nhiều chất dinh dưỡng nhất sẽ giúp bạn có thêm món tráng miệng bổ dưỡng cho bữa ăn hàng ngày thêm phong phú.

Măng cụt (mangosteen) là một trong những loại quả nổi tiếng của Châu Á với hương vị thơm ngon, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành trà và những món tráng miệng. Vậy bạn đã biết măng cụt có tác dụng gì và ai không nên ăn măng cụt chưa? Nếu chưa thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Giá trị dinh dưỡng trong trái măng cụt

Măng cụt được mệnh danh là “nữ hoàng trái cây” không chỉ nhờ vào mùi vị thơm ngon mà còn bởi các lợi ích cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.

Theo thông tin dinh dưỡng từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA, giá trị dinh dưỡng có trong 100g măng cụt gồm có:

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g măng cụt (theo USDA)

  • Calo: 73 kcal
  • Chất béo: 0.58 g
  • Chất đạm: 0.41 g
  • Carbohydrate: 17.9 g
  • Chất xơ: 1.8 g
  • Thiamin: 0.054 mg
  • Riboflavin: 0.054 mg
  • Niacin: 0.286 mg
  • Pantothenic acid: 0.032 mg
  • Calcium: 12 mg
  • Iron Fe: 0.3 mg
  • Magnesium Mg: 13 mg
  • Potassium K: 48 mg
  • Sodium Na: 7 mg
  • Kẽm Zn: 0.21 mg
  • Cu: 0.069 mg
  • Manganese Mn: 0.102 mg
  • Vitamin C: 2.9 mg
  • Folate total: 31 µg
  • Vitamin B6: 0.018 mg
  • Chất chống oxy hóa: Xanthones, alpha, bete, gamma – Mangostin
Măng cụt có tác dụng gì?
Măng cụt là loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng

Ăn măng cụt có tác dụng gì?

Ăn măng cụt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ vào hàm lượng dồi dào chất dinh dưỡng, chất xơ và các chất chống oxy hóa đặc biệt. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của loại trái cây này.

1. Tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm

Măng cụt là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

Măng cụt là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chiết xuất của nó còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, được sử dụng tại chỗ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và nhiễm trùng da. Do đó, có thể nói loại trái cây này là một lựa chọn lành mạnh để kết hợp cùng với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác như một phần của chế độ ăn uống cân bằng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

2. Ngăn ngừa ung thư

Quả măng cụt chứa nhiều xanthone trong đó, α-Mangostin – loại xanthone dồi dào nhất được phân lập từ măng cụt, đã được chứng minh là , một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng măng cụt có thể có hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư vú, dạ dày, tuỵ, gan, phổi…

Trong nghiên cứu về tiềm năng chống năng chống ung thư của hợp chất xanthone có trong quả măng cụt, đăng tải trên Pubmed, kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng, quả măng cụt có vẻ rất an toàn và dung nạp tốt trong các nghiên cứu trên người. Các chất chống oxy hóa có trong măng cụt phát huy tốt công dụng của nó, mặc dù khả năng chống ung thư của măng cụt sẽ vẫn cần được khám phá và khẳng định rõ hơn thông qua các nghiên cứu lâm sàng trong tương lai.

3. Tốt cho tim mạch

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất măng cụt giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), bảo vệ tim mạch khỏi các bệnh như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Chất xơ trong măng cụt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa khác.

5. Ăn măng cụt có tác dụng gì? Giúp làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân

Vitamin C và các chất chống oxy hóa từ măng cụt giúp da sáng mịn, giảm nếp nhăn và chống lão hóa. Bên cạnh đó, măng cụt còn chứa ít calo và nhiều chất xơ, giúp tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Quả măng cụt có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin nhờ sự kết hợp giữa xanthone và có mặt của chất xơ, do đó có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

Trong một nghiên cứu nhỏ, các nhà nghiên cứu đã điều tra tác động của viên nang chiết xuất măng cụt khoảng 400 miligam (mg) lên tình trạng kháng insulin ở 22 người tham gia bị kháng insulin và béo phì. Những người tham gia được chia thành hai nhóm: một nhóm chỉ được điều trị bằng liệu pháp hành vi và nhóm còn lại được điều trị bằng liệu pháp hành vi cùng với chiết xuất măng cụt trong 26 tuần. Kết quả cho thấy nhóm dùng chiết xuất măng cụt có mức insulin và các dấu hiệu viêm giảm đáng kể, đồng thời mức cholesterol HDL (tốt) cũng tăng đáng kể .

Một số tài liệu tham khảo ghi nhận thêm các chất phytochemical chính có trong loài này là xanthone isoprenyl hóa, một nhóm chất chuyển hóa thứ cấp có nhiều tác dụng sinh học như chất chống oxy hóa, hỗ trợ apoptotic, chống tăng sinh, chống nhiễm trùng, chống viêm, bảo vệ thần kinh, hạ đường huyết và chống béo phì… Sự đa dạng về tác dụng của xanthone măng cụt cho thấy các hợp chất này nhắm vào nhiều con đường truyền tín hiệu liên quan đến các bệnh lý khác nhau và xem chúng là nguồn có giá trị để phát triển y học trong tương lai nhằm điều trị các bệnh mãn tính và thoái hóa.

Măng cục có tác dụng gì
Ăn măng cục mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt nhất là các chất chống oxy hóa có trong loại quả này

Lưu ý khi ăn măng cụt

Khi ăn măng cụt, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và tận hưởng trọn vẹn hương vị cũng như lợi ích sức khỏe của loại quả này.

1. Lựa chọn và bảo quản măng cụt

Một vài mẹo lựa chọn và bảo quản măng cụt bạn có thể áp dụng:

  • Lá trên đỉnh quả măng cụt nên còn xanh và tươi, không héo úa.
  • Ưu tiên những quả có vỏ màu tím đậm, không có vết thâm hoặc nứt.
  • Bảo quản măng cụt ở nhiệt độ phòng nếu bạn dự định ăn chúng trong vòng một hoặc hai ngày.
  • Tránh để măng cụt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao vì điều này có thể làm hỏng quả.
  • Quả măng cụt nên có cảm giác nặng tay so với kích thước, điều này cho thấy măng cụt có độ tươi ngon nhất định.
  • Để kéo dài thời gian bảo quản, bạn có thể để măng cụt trong ngăn mát của tủ lạnh. Thời gian bảo quản có thể lên đến 2 tuần.
Để ăn măng cụt đúng cách và không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn chỉ nên ăn vừa đủ lượng. Mỗi lần ăn chỉ nên 2-3 quả, không nên ăn quá 1 kg/ ngày.
Lưu ý khi ăn măng cụt
Lưu ý khi ăn măng cụt: Hãy chọn loại quả có màu tím đậm, không có vết thâm hoặc nứt, quả còn tươi, cầm chắc tay

2. Ai không nên ăn măng cụt?

Bạn đừng vội biết măng cụt có tác dụng gì rồi mua liền trái cây này về ăn. Nếu thuộc một số đối tượng sau đây thì bạn không nên hoặc nên hạn chế ăn măng cụt:

  • Người có cơ địa dị ứng: Măng cụt có thể gây dị ứng ở một số người, với các biểu hiện như ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng tấy, khó thở. Do đó, những người có cơ địa dễ dị ứng, đặc biệt là dị ứng với các loại trái cây nhiệt đới cần cẩn thận khi ăn măng cụt.
  • Người có bệnh về tiêu hóa: Măng cụt tuy chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hoá nhưng vẫn có thể gây đầy bụng, khó tiêu ở những người có bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, hội chứng ruột kích thích. Do đó, những người có bệnh liên quan đến tiêu hóa nên hạn chế ăn măng cụt, đặc biệt là khi đang trong giai đoạn cấp tính của bệnh.
  • Người có bệnh về máu: Vì măng cụt là nguồn giàu xanthones nên tránh dùng quá nhiều măng cụt vì có thể gây làm loãng máu trên người mắc bệnh máu không đông hoặc đang sử dụng thuốc kháng đông.

Kết luận

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được măng cụt có tác dụng gì đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn. Đừng quên truy cập MarryBaby thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe nhé!

Những nội dung liên quan đến chủ đề măng cụt có tác dụng gì, bạn xem thêm:

Chuyên mục ‘Chăm sóc sức khỏe gia đình‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các vấn đề về sức khỏe thường gặp trong gia đình. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x