Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 30/03/2023

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống gì và kiêng gì?

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống gì và kiêng gì?
Ngộ độc thực phẩm (Food poisoning) là tình trạng người bệnh bị vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng tấn công đường ruột do ăn phải thức nhiễm bẩn, nấu chưa kỹ,... Các triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng dữ dội, chuột rút ở bụng, sốt nhẹ,... Những lúc như vậy, người bị ngộ độc thực phẩm nên biết nên ăn gì, uống gì để tình trạng mau thuyên giảm hơn.

Nếu bạn đang băn khoăn sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục, hãy để MarryBaby mách bạn nhé!

1. Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và uống gì?

1.1 Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Nên ăn theo chế độ BRAT

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì hay sau khi bị trúng thực nên ăn gì? Khi cảm thấy có thể tiêu hóa thức ăn, bạn hãy thử dùng những món nhẹ nhàng đối với dạ dày và đường tiêu hóa, chẳng hạn như thực phẩm chứa ít chất béo, ít ngọt. Hãy ăn thức ăn nhạt, ít gia vị vì chúng không tốt cho sức khỏe đường ruột.

Sau khi bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Những thực phẩm được khuyến khích bao gồm:

  • Cơm.
  • Ngũ cốc.
  • Mật ong.
  • Yến mạch.
  • Bơ đậu phộng.
  • Bánh mì nướng.
  • Lòng trắng trứng.
  • Trái cây như chuối, táo
  • Khoai tây nghiền ít nêm gia vị.

Ngoài ra, khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên áp dụng chế độ ăn BRAT, vậy BRAT là gì? BRAT là từ viết tắt trong tiếng Anh cho 4 loại thực phẩm sau: chuối (banana), gạo (rice), sốt táo (applesauce) và bánh mì nướng (toast). Tất cả những thực phẩm này đều có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tình trạng tiêu chảy và làm rắn phân lỏng.

>> Bạn có thể tham khảo: Chế độ ăn Healthy cho người sau khi bị ngộ độc thực phẩm

1.2 Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì?

Bị trúng thực nên uống gì?
Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Nên uống trà không caffeine

Bên cạnh ăn gì, việc nên uống gì cũng vô cùng quan trọng với người bị ngộ độc thực phẩm. Do bị ngộ độc thức ăn người bệnh dễ bị mất nước, biếng ăn và mất sức; bạn cần bù nước để hạn chế các triệu chứng.

  • Nước lọc, nước khoáng: Đây được xem là một nguồn bổ sung nước vô cùng dễ tìm, tốt cho sức khỏe. Hãy uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước.
  • Uống Oresol (ORS) theo chỉ dẫn: Bạn sẽ cần uống nước hoặc dung dịch bù nước (ORS) để ngăn ngừa mất nước. ORS chứa một lượng cân bằng giữa nước, muối và đường để thay thế chất lỏng cơ thể bị mất khi nôn mửa và tiêu chảy.
  • Uống Pedialyte: Cũng giống Oresol, Pedialyte cũng chứa các chất điện giải bù nước mà cơ thể bị mất do nôn mửa và tiêu chảy. Pedialyte giúp cơ thể hoạt động bình thường bằng cách giữ nước để tránh mất nước.
  • Nước dừa: Nước dừa có thể cung cấp nước cho cơ thể mà còn dễ uống nên nó cũng là một thức uống lý tưởng cho người bị ngộ độc thực phẩm.
  • Các loại súp: Các loại súp nấu từ nước và các loại thịt, rau củ sẽ giúp người bệnh vừa có đủ chất dinh dưỡng vừa bù được nước đã mất. Nhưng nếu bạn cho thêm những thảo mộc khác như gừng, hương thảo, nghệ vào súp; thì có thể làm dịu dạ dày của bạn và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Trà không chứa caffeine: Các loại trà đã khử caffeine với các thành phần tự nhiên, vi lượng đồng căn, như bạc hà, gừng hoặc hoa cúc, có thể làm dịu dạ dày, giảm viêm; hạn chế buồn nôn và cung cấp nước cho bạn.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Nếu người bệnh có thể dung nạp lactose từ sữa thì ăn sữa chua sẽ giúp cải thiện tiêu hóa.

2. Bị ngộ độc thực phẩm nên kiêng ăn gì?

Bị ngộ độc thực phẩm nên kiêng ăn gì
Bị ngộ độc thực phẩm nên kiêng ăn gì?

Đối với một số người, một số thành phần thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như tiêu chảy, tồi tệ hơn. Vậy ngộ độc thực phẩm nên kiêng ăn gì? Ngộ độc thực phẩm nên kiêng:

  • Thực phẩm cay, nóng.
  • Thức ăn có nhiều chất béo, như gà rán, bánh pizza và thức ăn nhanh.
  • Đồ uống có caffein, như cà phê và trà, và một số loại nước ngọt có gas.
  • Thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường, như thức uống và nước ép trái cây đóng hộp.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa, có chứa đường lactose. Một số người hồi phục sau ngộ độc thực phẩm gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường lactose trong vòng một tháng hoặc hơn sau đó.

Ngoài ra, một số bệnh nhân thực hiện theo chế độ ăn kiêng khắt khe với mong muốn chữa khỏi ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên điều này không có tác dụng và không làm giảm các triệu chứng của trúng thực.

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thuốc để hạ sốt, giảm đau bụng, ngăn ngừa nôn mửa, tiêu chảy.

3. Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm?

Mặc dù đã biết bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì; nhưng bạn cũng cần ghi nhớ các lưu ý sau để tránh mắc ngộ độc thức ăn thêm lần nữa:

  • Nấu chín và kỹ các loại thực phẩm: Nấu trứng cho đến khi lòng đỏ săn lại. Nấu sôi các thực phẩm để tiêu diệt hết vi khuẩn. Không ăn thịt gia cầm, hải sản hoặc thịt sống hoặc nấu chưa chín.
  • Vệ sinh tay và sơ chế thức ăn kỹ lưỡng: Rửa tay bằng nước xà phòng trong 20 giây trước và sau khi chế biến món ăn. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc chạm vào động vật. Rửa sạch trái cây và rau trong vòi nước. Làm sạch thớt, dao, mặt bàn và các khu vực khác nơi bạn chế biến thức ăn trước và sau khi nấu ăn. Rửa miếng bọt biển và khăn lau bát đĩa hàng tuần trong nước nóng.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách: Làm lạnh hoặc đông lạnh trái cây và rau quả, thực phẩm nấu chín và thức ăn thừa ngay lập tức. Giữ tủ lạnh ngăn mát thấp hơn 4°C và tủ đông ở -18°C.
  • Để riêng thực phẩm sống và chín: Để thịt sống và thịt đã chế biến cách xa để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.

4. Khi nào bạn nên đến bệnh viện?

Khi nào bạn nên đến bệnh viện

Nếu đã ăn, uống, kiêng cử và có cách chăm sóc đúng cách mà các triệu chứng ngộ độc thực phẩm không thuyên giảm mà còn nặng hơn thì nên làm gì?

  • Đau dữ dội ở bụng.
  • Chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Hay buồn ngủ hoặc không thể tỉnh táo.
  • Đi tiểu một lượng nhỏ hoặc hoàn toàn không đi tiểu.
  • Đôi mắt bị trũng và khô đến mức không có nước mắt.
  • Sốt, da nhợt nhạt và bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
  • Nôn thường xuyên đến mức không thể giữ được chất lỏng.
  • Tay và chân cảm thấy lạnh hơn bình thường hoặc trông xanh xao.
  • Tóm lại

    Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên ăn các món nhẹ nhàng đối với dạ dày và đường tiêu hóa. Nên ăn thức ăn nhạt, ít gia vị. Bạn nên áp dụng chế độ ăn BRAT gồm chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng.

    Bị ngộ độc thực phẩm nên uống gì? Bạn nên uống nhiều nước và chất lỏng bù nước, hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể uống dung dịch bù nước, nước suối, nước khoáng, nước dừa, sữa chua, trà không caffeine,…

    Bị ngộ độc thực phẩm nên kiêng ăn gì? Bạn nên kiêng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm nhiều caffeine, thực phẩm nhiều đường khi bị ngộ độc thực phẩm.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Food Poisoning
    https://www.drugs.com/cg/food-poisoning.html
    Ngày truy cập: 25/10/2022

    2. Eating, Diet, & Nutrition for Food Poisoning
    https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/food-poisoning/eating-diet-nutrition
    Ngày truy cập: 25/10/2022

    3. Food poisoning
    https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/infections-and-poisoning/food-poisoning
    Ngày truy cập: 25/10/2022

    4. Food poisoning
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/diagnosis-treatment/drc-20356236
    Ngày truy cập: 25/10/2022

    5. Food Poisoning Symptoms
    https://www.cdc.gov/foodsafety/symptoms.html
    Ngày truy cập: 25/10/2022

    x