Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Phương Vy
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 21/04/2022

Nguyên nhân bị hắc lào và phương pháp điều trị bạn cần biết

Nguyên nhân bị hắc lào và phương pháp điều trị bạn cần biết
Tìm hiểu về nguyên nhân bị hắc lào sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả, đặc biệt còn có thể tự điều trị an toàn tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện

Nguyên nhân bị hắc lào đến từ việc làn da của bạn bị nhiễm vi nấm thuộc nhóm nấm Dermatophytes. Bệnh lý này có khả năng lây lan rất nhan sang các vị trí khác trên cơ thể và lây lan sang người khác.

Tuy dễ xuất hiện trong điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa nếu nắm rõ những nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào. Ngoài ra bài viết này cũng sẽ chia sẻ một số cách tự chữa trị bệnh hắc lào tại nhà mà không cần phải thăm khám bác sĩ chuyên môn.

>> Bạn có thể tham khảo: Các triệu chứng bệnh hắc lào (nấm da) ở trẻ em và cách điều trị

Hắc lào là bệnh gì?

Theo như nhiều bài viết nghiên cứu về các bệnh lý thường gặp ở da, hắc lào trên da cơ thể là một loại bệnh phát ban do nhiễm nấm họ Dermatophytes.

Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh hắc lào là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường trong như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa thường nhiều hơn về đêm, nhất là khi thời tiết nóng bức.

Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn sau đó chúng lan sang các vị trí khác trên cơ thể như bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực và có thể lan khắp cơ thể nếu không có biện pháp xử trí hiệu quả.

Đặc biệt, nếu không may bị hắc lào ở móng tay, người bệnh sẽ thấy móng có biểu hiện dày hơn, đổi màu hay nứt gãy. Trường hợp hắc lào trên da đầu, nấm sợi sẽ khiến tóc gãy rụng, da đầu xuất hiện mảng gàu trắng gây ngứa ngáy nhiều, phát triển các mảng hói.

nguyên nhân bị hắc lào

>> Bạn có thể tham khảo: Mẩn ngứa mùa hè: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả dứt điểm ngay tại nhà

Nguyên nhân bị hắc lào

Ngoài điều kiện khí hậu, nguyên nhân hắc lào còn đến từ thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh nguồn nước, … chưa sạch sẽ, khiến vi nấm dễ phát triển trên da và gây bệnh. Cụ thể như:

  • Vệ sinh thân thể kém, ít tắm gội khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi khiến vi nấm dễ phát triển và gây bệnh trên da.
  • Mặc quần áo ẩm, ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh và phát triển trên da
  • Tắm hay bơi lội ở những vùng nước bẩn, nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh khiến vi nấm dễ xâm nhập và gây bệnh.

Nguyên nhân tiếp theo, cũng là nguyên nhân phổ biến lây bệnh hắc lào là do lây nhiễm từ người nhiễm bệnh qua các hoạt động như:

  • Mặc chung quần áo với người nhiễm hắc lào hoặc đang bị các bệnh nấm ngoài da.
  • Bơi lội tại các khu vực công cộng có người nhiễm bệnh.
  • Vật nuôi vô tình bị nhiễm và lây sang chủ.
  • Tiếp xúc trực tiếp lên vị trí da bị nấm của người bệnh
  • Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh,..
  • Đồ vật tiếp xúc có chứa vi khuẩn nấm – chẳng hạn như ga trải giường, lược hoặc khăn tắm.

Bệnh hắc lào có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào do đến từ những tác động ở bên ngoài và có thể phòng ngừa được nên việc điều trị bệnh lý này hoàn toàn không khó.

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa da liễu thường sử dụng kem bôi da để bôi trực tiếp lên vị trí nấm phát triển mà người bệnh ít phải dùng thuốc uống.

Tuy có thể tự điều trị tại nhà nhưng đối với việc sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống thì người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ càng, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trong trường hợp dùng thuốc không đúng, bôi sang cả vùng da lành, da non có thể gây tình trạng phỏng da, hoặc vô tình làm vị trí lây nhiễm trở nên nặng hơn.

Do đó bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và sử dụng loại thuốc (kem) bôi da phù hợp để tránh xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Ngoài ra bệnh lý này không thể tự khỏi thế nên việc điều trị bệnh thành công sẽ còn phụ thuộc vào vị trí nhiễm nấm và mức độ trầm trọng của bệnh.

nguyên nhân bị hắc lào

>> Bạn có thể tham khảo: Điều trị bệnh hắc lào bằng mẹo dân gian

Cách phòng ngừa bệnh hắc lào

Do nguyên nhân bị hắc lào đến từ yếu tố tự nhiên nên bệnh rất dễ lây lan và tái phát, người đã từng mắc bệnh có thể bị lại nếu bị nhiễm nấm do lây từ người bệnh khác. Do đó, việc phòng ngừa lây nhiễm và tái phát nấm hắc lào rất quan trọng.

Một số biện pháp ngừa bệnh hắc lào hiệu quả bạn có thể tham khảo:

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân, quần áo với người khác.
  • Điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ nếu mắc bệnh.
  • Hạn chế mặc quần áo ẩm ướt, quần áo chật.
  • Lựa chọn loại xà phòng tắm, sữa tắm phù hợp với làn da bản thân.
  • Vệ sinh thân thể thường xuyên, giữ sạch sẽ và khô ráo.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho chó, mèo và những thú cưng khác để tránh lây nhiễm.
  • Báo cho những người tiếp xúc gần để hạn chế lây nhiễm.
  • Có chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi khoa học.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại Vitamin.
  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi ăn uống khoa học, điều trị triệt để các bệnh liên quan.

https://www.shutterstock.com/vi/image-photo/luna-jack-russell-suffering-ringworm-on-1028051491

Tạm kết

Sau bài viết chia sẻ về nguyên nhân bị hắc lào, MarryBaby tin chắc rằng bạn đã có cách phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh lý này an toàn tại nhà rồi đúng không nào?!

Tuy nhiên, do đây là bệnh về da và có sức lây nhiễm cao, nên việc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc bôi sẽ giúp bạn điều trị thành công hơn đấy.

Đừng quên theo dõi thêm một số bài viết về da liễu được chia sẻ tại đây để có thêm kiến thức chăm sóc và chữa trị làn da yếu tại nhà bạn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Ringworm
https://www2.hse.ie/conditions/ringworm/

Truy cập ngày 21/4/2022

RINGWORM: WHO GETS AND CAUSES
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/ringworm-causes

Truy cập ngày 21/4/2022

Ringworm
https://www.cdc.gov/fungal/diseases/ringworm/index.html

Truy cập ngày 21/4/2022

Ringworm (body)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ringworm-body/symptoms-causes/syc-20353780

Truy cập ngày 21/4/2022

Ringworm
https://www.nhs.uk/conditions/ringworm/

Truy cập ngày 21/4/2022

x