Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ung thư vòm họng phát triển ở những bộ phận giúp bạn nuốt, nói và thở. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bạn giữ lại các chức năng này. Dưới đây là những đặc điểm của ung thư vòm họng và cách điều trị.
Ung thư vòm họng là khối u ác tính xuất hiện ở thanh quản, dây thanh và những nơi khác trong họng như amidan và hầu họng.
Ở nước ta, ung thư vòm họng xếp thứ 4 trong số 6 loại ung thư thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 10-12%. Năm loại còn lại bao gồm ung thư dạ dày, gan, vú, phổi và tử cung.
Ung thư vòm họng khá hiếm ở các nước phương Tây nhưng đặc biệt phổ biết ở người da vàng. Tại Đông Nam Á, cứ 100.000 người thì có 20-30 người bị ung thư vòm họng.
Phần lớn ung thư phát triển ở các tế bào mỏng, phẳng ở niêm mạc họng hoặc thanh quản. Các chuyên gia phân loại ung thư vòm họng theo vị trí, bao gồm:
Ung thư vòm họng dễ xuất hiện ở người có các đặc điểm sau:
Một số bệnh nhân phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn 4. Một số khác sau khi được chữa khỏi, lại tái phát bệnh ở ngay giai đoạn 4. Bệnh có thể tái phát ngay khu vực hầu họng trước đây, hay ở hạch bạch huyết, hoặc những nơi khác trên cơ thể.
Tầm soát hay còn gọi là chẩn đoán ung thư vòm họng, bao gồm các hình thức sau:
Mục đích của việc điều trị là loại bỏ khối u, ngăn cản ung thư di căn, bảo vệ khả năng nuốt và nói của bạn. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào:
Xạ trị là phương pháp dùng bức xạ để giết tế bào ung thư, bao gồm 2 hình thức là gieo hạt phóng xạ gần khối u hoặc dùng máy xạ trị chiếu ngoài cơ thể. Ở giai đoạn đầu thì bệnh nhân có thể chỉ cần xạ trị là đủ. Nhưng ở giai đoạn 3-4 thì cần kết hợp thuốc hóa trị hoặc phẫu thuật.
Phẫu thuật gồm nhiều hình thức tiến hành. Ngoài sử dụng dao mổ thì các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp ít xâm lấn như mổ nội soi, dùng tia laser hoặc rô-bốt. Ở giai đoạn đầu của ung thư thì chỉ cần mổ nội soi hoặc chiếu tia laser là được.
Nếu ung thư đã tiến triển sang giai đoạn 3-4, một phần thanh quản và cổ họng có thể bị cắt bỏ. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng nuốt, thở và nói chuyện của bạn.
Bác sĩ có thể dùng các mô ở một nơi khác trên cơ thể bạn để tái tạo cổ họng, giúp bạn nuốt.
Nếu ung thư đã di căn sâu trong cổ, bác sĩ có thể phải phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết.
Nếu thanh quản bị cắt bỏ, bác sĩ có thể nối khí quản với một lỗ khí ở cổ để bạn thở.
Hóa trị bao gồm các loại thuốc tiêu diệt ung thư, ngăn cản di căn. Hóa trị có thể được tiến hành trước phẫu thuật nhằm làm teo nhỏ khối u, hoặc sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát. Một số thuốc giúp hỗ trợ xạ trị tốt hơn.
Các loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu: có thể khiến tế bào ung thư ”chết đói” bằng cách chặn các chất mà chúng cần để phát triển.
Ung thư là bệnh có tính di truyền nên nếu gia đình có người từng bị ung thư thì bạn nên định kỳ đi tầm soát để phát hiện bệnh sớm nhất. Chi phí cho 1 lần tầm soát vào khoảng từ 1-3 triệu đồng. Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đi tầm soát 1 năm 1 lần hoặc ít nhất 2 năm 1 lần để tăng cơ hội chữa bệnh.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.