Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nếu bạn thắc mắc “Nhân trần có tác dụng gì?” thì câu trả lời là đây là loại thảo dược có nhiều công dụng đặc biệt đối với sức khỏe, đặc biệt là khả năng điều trị một số bệnh lý về nội tạng.
Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như tìm hiểu “Uống nước nhân trần có tác dụng gì?”, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Từ lâu, nhân trần đã là một loại dược liệu nổi tiếng được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc này có khả năng thanh nhiệt, làm mát gan và giải khát rất hiệu quả.
Loại thảo dược này còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, mao xạ hương. Tên khoa học của nhân trần là Adenosma caeruleum R. Br. thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.
Đặc điểm của cây nhân trần: Thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, thường có thể cao 0,5-1m, thân tròn có lông. Lá cây mọc đối xứng, có hình trái xoan nhọn, mép lá có hình răng cưa, hai mặt đều có lông và gân lá và khi vò lá có mùi thơm đặc trưng.
Cụm hoa mọc thành chùm dạng bông ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình chuông. Sử dụng được toàn bộ cây.
Nhiều nghiên cứu về Nhân trần trên thế thới đều cho thấy toàn thân cây có chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng 1%. Trong đó chất paracymen là chủ yếu. Ngoài ra còn có limonen, pinen, cineol, anethol.
Cây nhân trần phân bố chủ yếu ở các nước khí hậu nhiệt đới, ở nước ta cây mọc tại nhiều nơi như đồi núi, các tỉnh phía bắc.
>> Bạn có thể tham khảo: Tác dụng của cây hương thảo, loài thảo mộc tuy nhỏ mà có võ
Do là cây thuốc được sử dụng như một loại thảo mộc truyền thống, nhân trần có công dụng rất tốt trong việc bảo vệ và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý bên trong nội tạng, sức đề kháng của con người.
Viêm gan cấp do virus gây ảnh hưởng tới chức năng gan. Biểu hiện của bệnh gồm có các triệu chứng vàng da, chán ăn, đầy bụng, chậm tiêu, trên xét nghiệm có tình trạng tăng men gan, tăng bilirubin máu.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng nhân trần trong các đợt cấp viêm gan do virus gây ra giúp các chỉ số men gan về ngưỡng bình thường, các triệu chứng ở người bệnh cũng được cải thiện rõ rệt như giảm vàng da, hết mệt mỏi, hết đau ở vùng gan, ăn ngon miệng hơn.
Do đó, nếu bạn thắc mắc “Uống nước nhân trần có tác dụng gì?” thì câu trả lời đầu tiên sẽ là tăng cường chức năng thải trừ độc của gan, tác dụng kháng viêm mạnh ở giai đoạn cấp tính, kháng khuẩn.
>> Bạn có thể tham khảo: Uống gì tốt cho gan của trẻ? Hãy chăm sóc ngay bộ phận quan trọng này mẹ nhé!
“Cây nhân trần có tác dụng gì đối với người bị viêm túi mật?” Theo nhiều nghiên cứu, những hoạt chất có trong loại thảo mộc này ngoài tốt cho gan thì còn được công nhận là tốt cho chức năng đào thải của túi mật.
Trong thành phần nước sắc nhân trần có chất 6,7-dimethoxycoumarin có tác dụng lợi mật và giảm trương lực cơ vòng Oddi, do đó giúp bài tiết mật trở nên dễ dàng hơn. Tránh tình trạng tắc mật, gây nên nhiều dấu hiệu bất thường.
Theo nhiều nghiên cứu, khi sử dụng nước nhân trần trong việc khắc phục bệnh về đường huyết, giới y khoa cho rằng nhân trần có tác dụng khá mạnh đối với hạ mỡ máu, điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.
Do nhân trần là loại thảo dược lành tính, ít tác dụng phụ nên chúng được giới chuyên môn đánh giá khá cao khi sử dụng chúng để nâng cao sức đề kháng của người bệnh.
Trả lời cho câu hỏi “Uống nhân trần có tác dụng gì?” thì đó là giúp điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn.
Các hoạt chất có trong nhân trần giúp ức chế các loại vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, não mô cầu, virus cúm…
Một số tác dụng khác khi uống nước nấu từ loại thảo dược này còn có thể kể đến khả năng ức chế sự phát triển của ung thư, hạ áp, điều trị thiểu năng vành, loét miệng, nấm da, mụn nhọt, mẩn ngứa…
Như đã nói trên, theo nhiều bài viết về Y Học Cổ Truyền, nhân trần có vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy kinh tỳ, vị, can đởm. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ thống, lợi tiểu, thoái hoàng, làm ra mồ hôi.
Chính vì sở hữu những đặc tính nổi bật này nên nhân trần thường được ứng dụng trong việc điều trị bệnh vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông và giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
>> Bạn có thể tham khảo: 12 cách bổ sung estrogen tự nhiên bằng thực phẩm và dược phẩm
Tuy nói đây là dược liệu có thành phần lành tính nhưng để sử dụng chúng trong chữa bệnh, bạn nên tham khảo thêm nhiều bài viết về hướng dẫn sử dụng để có định lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe nhất.
Thông thường, người bệnh có thể sử dụng nhân trần trong khoảng từ 8–20g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, siro hay thuốc viên có chứa thành phần thảo dược.
Bạn còn có thể sử dụng loại thảo dược này như một loại trà uống mỗi ngày để tăng cường sức khỏe của nội tạng, phòng ngừa một số bệnh về đường hô hấp thường gặp khác.
Đặc biệt, để sử dụng nhân trần một cách an toàn và có hiệu quả, bạn vẫn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.
Thông qua bài viết về “Nhân trần có tác dụng gì?” của MarryBaby, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã nắm được những thông tin cơ bản khi sử dụng loại thảo dược cổ truyền này trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về nội tạng.
Ngoài nhân trần, tại website này còn có một số bài viết khác về việc sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe mà bạn có thể tham khảo qua đấy nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chemical and Mechanical Defenses Vary among Maternal Lines and Leaf Ages in Verbascum thapsus L. (Scrophulariaceae) and Reduce Palatability to a Generalist Insect
https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0104889
Truy cập ngày 25/4/2022
Phytochemical Analysis and In-vitro Bioactivity of Scrophularia umbrosa Rhizome (Scrophulariaceae)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5985186/
Truy cập ngày 25/4/2022
Disintegration of the Scrophulariaceae†
https://bsapubs.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.2307/2657024
Truy cập ngày 25/4/2022
Disintegration of the Scrophulariaceae
https://www.jstor.org/stable/2657024
Truy cập ngày 25/4/2022
Scrophulariaceae
https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/scrophulariaceae
Truy cập ngày 25/4/2022