Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi bị kinh nguyệt, hầu hết chị em thường gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, cảm thấy cơ thể nặng nề, nóng bứt rứt, tâm trạng bất thường, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, co thắt tử cung, đầy hơi, mụn trứng cá…
Có nhiều cách giúp bạn giảm các triệu chứng kinh nguyệt như massage thư giãn, tập yoga… Ngoài ra, việc nên hoặc tránh dùng một số thức uống, thực phẩm cũng có thể mang đến hiệu quả tốt.
Hãy cùng Marry Baby lựa chọn những món nên và không nên dùng khi bị kinh nguyệt ngay dưới đây, bạn nhé.
Uống nhiều nước luôn cần thiết cho sức khỏe của bạn mỗi ngày, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt. Bạn biết không, giữ nước có thể làm giảm các triệu chứng thường gặp khi bị kinh nguyệt như đau đầu do mất nước, đầy hơi và nóng trong.
Trái cây rất giàu nước, vitamin, đặc biệt là dưa hấu và dưa chuột. Trái cây ngọt còn có thể giúp bạn kiềm chế cơn thèm đường và hạn chế nạp đường tinh chế.
Gừng rất giàu chất chống viêm tự nhiên, có thể giúp bạn làm dịu đau nhức cơ bắp khi bị kinh nguyệt. Bạn có thể uống một cốc trà gừng ấm mỗi sáng hoặc mỗi tối để giữ ấm cơ thể, bảo vệ cổ họng và cải thiện một số triệu chứng kinh nguyệt, đặc biệt là chứng buồn nôn.
*Lưu ý: Bạn không nên dùng quá 4g gừng trong một ngày vì có thể gây ra chứng ợ nóng và đau dạ dày.
Thịt gà rất giàu chất sắt và protein. Bạn nên bổ sung nhiều loại thịt này hơn vào chế độ ăn trong thời kỳ kinh nguyệt. Protein rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể, giúp no lâu, kiềm chế cảm giác thèm ăn do rối loạn hormone khi bạn bị “đèn đỏ”.
Việc cơ thể bị giảm chất sắt trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ khiến bạn mệt mỏi, đau nhức cơ và chóng mặt. Các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi có thể giúp bạn bổ sung lượng chất sắt và cân bằng trạng thái.
Các loại cá biển giàu chất sắt, protein và axit béo omega-3 rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Chất sắt làm tăng lượng hồng cầu trong máu đã bị suy giảm khi có kinh còn omega-3 có thể làm giảm tình trạng đau bụng kinh.
Nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng những phụ nữ được bổ sung omega-3 trong thời kỳ kinh nguyệt đã giảm rất nhiều các cơn đau bụng và giảm được lượng thuốc đau bụng kinh ibuprofen mà họ đã dùng trước đó.
Nghiên cứu năm 2014 cho thấy omega-3 có thể làm giảm chứng trầm cảm. Vì vậy, chất này cũng hiệu quả cho việc thay đổi tâm trạng khi có kinh.
Củ nghệ là một loại gia vị chống viêm nhờ hoạt chất curcumin. Nghiên cứu năm 2015 đã xem xét tác dụng của curcumin đối với các triệu chứng PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt) và phát hiện những người dùng curcumin có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.
Hầu hết các loại hạt vỏ cứng đều giàu axit béo omega-3, protein, magiê và các loại vitamin khác nhau. Bạn có thể ăn hạt thô hoặc các sản phẩm từ hạt như bơ, sữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm hạt vào món ăn, sinh tố.
Sôcôla đen rất giàu chất sắt và magiê. Cứ một thanh 100g sôcôla đen chứa 67% chất sắt và 58% magiê được khuyến nghị hàng ngày.
Nghiên cứu năm 2010 cho thấy magiê có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng PMS.
Nghiên cứu năm 2015 cũng chỉ ra rằng những phụ nữ bị thiếu magiê nhiều khả năng có các triệu chứng PMS nghiêm trọng hơn.
Cứ 15ml dầu hạt lanh chứa 7.195mg axit béo omega-3, (trong khi mức khuyến nghị chỉ 1.100 -1.600mg omega-3 mỗi ngày). Nghiên cứu cho thấy, ăn dầu hạt lanh có thể làm dịu táo bón, một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
Diêm mạch rất giàu chất dinh dưỡng như sắt, protein và magiê lại không chứa gluten nên rất tuyệt vời cho những người mắc bệnh celiac và phụ nữ trong thời kỳ bị kinh nguyệt. Thêm vào đó, diêm mạch có chỉ số đường huyết thấp nên mang đến cảm giác no lâu hơn.
Đậu lăng và các loại đậu rất giàu protein, chất sắt . Do đó, chúng rất tốt để bạn bổ sung vào thực đơn trong thời kỳ kinh nguyệt.
Nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng nấm men khi có kinh. Các loại thực phẩm giàu chế phẩm sinh học như sữa chua có thể nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho âm đạo và giúp bạn chống lại nhiễm trùng.
Ngoài ra, sữa chua giàu magiê, canxi, vitamin C nên rất tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn, nhất là làn da.
Nghiên cứu năm 2016 cho thấy, trà bạc hà có thể làm dịu các triệu chứng của PMS như co thắt bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Một số thực phẩm có thể gia tăng các triệu chứng kinh nguyệt mà bạn nên cắt giảm khi có kinh như:
Khi bạn ăn nhiều muối, cơ thể sẽ bị tích nước dẫn đến đầy hơi. Vấn đề này càng làm cho tình trạng khó chịu do kinh nguyệt nặng thêm. Để khắc phục, bạn nên giảm ăn mặn và giảm các thực phẩm giàu natri khi bị kinh nguyệt nhé.
Caffeine có thể khiến cơ thể giữ nước, đầy hơi, đau đầu và gây bất lợi cho tiêu hóa khi bạn có kinh. Vì thế, bạn nên giảm uống cà phê trong thời kỳ này.
Bạn ăn nhiều đường lúc có kinh sẽ làm dư thừa năng lượng và khiến tâm trạng bị xấu đi. Nếu bạn ủ rũ, chán nản hoặc lo lắng trong khi bị kinh nguyệt hãy xem lượng đường và giảm bớt đi nhé.
Rượu không tốt cho sức khỏe, nhất là vào thời kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân vì nó làm các triệu chứng thêm nghiêm trọng như gây mất nước, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
Thịt đỏ, như thịt bò , giàu chất sắt. Tuy nhiên, mức độ prostaglandin cao có trong thịt khiến tình trạng co thắt đau bụng kinh nặng thêm.
Thức ăn cay làm dạ dày của bạn khó chịu gây nóng trong, nổi mụn. Vì thế, tốt nhất bạn không nên ăn cay khi có kinh nhé.
Khi bị kinh nguyệt, bạn hãy duy trì tập thể dục, nhất là yoga, uống nhiều nước và điều chỉnh thực phẩm trong chế độ ăn. Việc này sẽ giúp bạn hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.