Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đài Trương
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 04/08/2024

4 tác hại của ánh sáng xanh và 3 cách hiệu quả để khắc phục

4 tác hại của ánh sáng xanh và 3 cách hiệu quả để khắc phục
Các thiết bị điện tử đang chi phối nhiều mặt trong đời sống hiện đại. Việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử khiến bạn và các thành viên khác trong gia đình không thể tránh khỏi các tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, tivi, máy tính.

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử không chỉ gây hại cho mắt, da mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần của người sử dụng. Vậy cụ thể tác hại của ánh sáng xanh tác động đến sức khỏe thế nào? Mời bạn tìm hiểu chi tiết ở phần nội dung dưới đây.

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh là một phần của quang phổ ánh sáng khả kiến – có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó có bước sóng ngắn nhất: từ 380 – 500 nanomet (nm) và năng lượng cao nhất.

Ánh sáng xanh được chia thành hai loại chính:

  • Ánh sáng xanh lam (blue-violet): Có bước sóng từ 380-450 nm.
  • Ánh sáng xanh lục (blue-turquoise): Có bước sóng từ 450-500 nm.

Ánh sáng xanh là gì

Ánh sáng xanh có ở đâu?

Khoảng một phần ba tổng số ánh sáng nhìn thấy được coi là ánh sáng xanh. Trong đó:

  • Ánh sáng mặt trời là nguồn ánh sáng xanh lớn nhất.
  • Các nguồn ánh sáng xanh nhân tạo bao gồm: Đèn huỳnh quang, TV LED, màn hình máy tính, điện thoại thông minh, màn hình máy tính bảng và một số thiết bị điện tử khác…
  • Ánh sáng xanh có lợi ích gì không?

    Có! Những lợi ích nổi bật của ánh sáng xanh bao gồm:
    • Tăng cường sự tỉnh táo, hỗ trợ trí nhớ, chức năng não và cải thiện tâm trạng.
    • Điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể (chu kỳ thức – ngủ tự nhiên)
    • Ánh sáng mặt trời cũng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển thị giác ở trẻ em.

    Mặc dù ánh sáng xanh có một số lợi ích nhất định nhưng việc tiếp xúc quá mức với ánh sáng xanh có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đối với mắt, da, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Mời bạn đọc tiếp phần dưới đây để hiểu rõ những tác hại của ánh sáng xanh đối với sức khỏe.

    4 tác hại của ánh sáng xanh

    1. Tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt

    Mặc dù mức độ tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình của các thiết bị điện tử nhỏ hơn so với lượng tiếp xúc từ ánh sáng mặt trời. Song các tác hại của ánh sáng xanh từ màn hình của thiết bị điện tử có khả năng tác động lâu dài đến sức khỏe đôi mắt, đặc biệt là khi chúng ta sử dụng thiết bị điện tử nhiều và đặt màn hình gần mắt. Những tác động cụ thể bao gồm:

    • Mỏi mắt, khô mắt, đau mắt

    Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính và thiết bị điện tử có thể làm giảm độ tương phản, khiến mắt mỏi mệt, đau, khó chịu hoặc khó tập trung.

    • Tác hại của ánh sáng xanh gây tổn thương võng mạc

    Các nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể khiến các tế bào võng mạc bị tổn thương. Từ đó gây ra các vấn đề về thị lực như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể…

    Tác hại của ánh sáng xanh
    Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh làm tăng nguy cơ tổn thương cho mắt
    Tại Mỹ, theo Vision Council, có 80% người Mỹ trưởng thành sử dụng thiết bị điện tử hơn hai giờ mỗi ngày. Gần 67% người sử dụng hai thiết bị trở lên cùng một lúc. 59% người trong số đó có triệu chứng mỏi mắt, đau mắt.

    2. Tác hại của ánh sáng xanh đối với làn da

    Tác hại của ánh sáng xanh đối với da có thể nghiêm trọng hơn cả tia UVA và UVB từ ánh nắng mặt trời. Lý do là vì nó có thể xuyên qua da, vượt qua cả lớp biểu bì và kéo dài sâu vào lớp mô hạ bì bên trong da. Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ mặt trời và thiết bị điện tử khiến da có nguy cơ tổn thương rất cao. Một số tác hại của ánh sáng xanh đối với da nổi bật như:

  • Da mất độ đàn hồi và kém săn chắc: Ánh sáng xanh đẩy nhanh quá trình phân hủy elastin (protein chịu trách nhiệm cho làn da săn chắc) và collagen khiến da kém săn chắc, đàn hồi.
  • Tăng sắc tố da: Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ làm tăng sắc tố da. Thậm chí, các sắc tố hình thành bởi ánh sáng xanh sẽ bền và khó điều trị hơn so với sắc tố được hình thành bởi tia UVA và UVB.
  • Viêm, đỏ và sưng da: Mặc dù liệu pháp ánh sáng xanh được áp dụng trong da liễu để điều trị mụn trứng cá viêm đỏ, nhưng nếu lạm dụng sẽ khiến da mất khả năng giữ ẩm, làm giảm khả năng miễn dịch của da khiến da dễ viêm, đỏ và sưng hơn.
  • Tác hại của ánh sáng xanh
    Các tổn thương da do tác hại của ánh sáng xanh có thể trầm trọng hơn tổn thương từ tia UV

    3. Tác hại của ánh sáng xanh đối với chất lượng giấc ngủ

    Ánh sáng xanh có ảnh hưởng đến nhịp sinh học – chu kỳ thức, ngủ tự nhiên của cơ thể. Vào ban ngày, ánh sáng xanh từ mặt trời đánh thức và kích thích chúng ta tỉnh táo.

    Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử vào buổi tối khiến bạn khó ngủ hơn hoặc ngủ không sâu giấc. Đó cũng là là lý do tại sao các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo chúng ta không nên sử dụng thiết bị trong vòng 1-2 giờ trước khi đi ngủ.

    Tác hại của ánh sáng xanh
    Bạn không nên sử dụng thiết bị điện tử trong 1-2 giờ trước khi đi ngủ

    4. Tác hại của ánh sáng xanh đến sức khỏe tinh thần

    Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu về “Tỷ lệ mắc và điều trị trầm cảm ở thanh thiếu niên và thanh niên”. Kết quả nghiên cứu cho biết các triệu chứng rối loạn tâm trạng ở những người trẻ tuổi tăng 37% trong khoảng thời gian 9 năm.

    Nguyên nhân gây ra nó rất phức tạp. Trong đó, tác động của ánh sáng từ màn hình của các thiết bị điện tử cũng góp phần vào nguyên nhân gia tăng các rối loạn tâm thần ở người trẻ.

    Theo đó, việc thường xuyên tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh vào ban đên làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể. Điều này gây ức chế quá trình sản xuất hormone melatonin. Trong khi đó, melatonin đạt đỉnh điểm vào ban đêm giúp chúng ta có được giấc ngủ ngon và điều hòa giai đoạn ngủ sinh học.

    Nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Giấc ngủ bị gián đoạn cũng là triệu chứng điển hình của các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu lan tỏa…

    Tác hại của ánh sáng xanh
    Tác hại của ánh sáng xanh là yếu tố góp phần tăng cao các rối loạn tâm thần
    Tại Việt Nam, nghiên cứu về thực trạng sử dụng điện thoại di động và mối liên hệ đến rối loạn giấc ngủ, tâm lý, kết quả học tập ở sinh viên trường Đại học Y dược Huế (năm 2015) cũng cho biết: Lạm đụng điện thoại thông minh có thể gây ra một vài vấn đề tâm thần hoặc rối loạn hành vi. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới.

    3 cách bảo vệ sức khỏe trước tác hại của ánh sáng xanh

    Để giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh, bạn có thể áp dụng những cách làm sau:

    1. Kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị điện tử

    Hạn chế sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi không cần thiết hoặc trước khi đi ngủ từ 1-2 tiếng.

    2. Sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh cho điện thoại, tivi, máy tính bảng

    Các ứng dụng lọc ánh sáng xanh phổ biến hiện nay bao gồm:

    • F.lux: Đây là ứng dụng miễn phí giúp điều chỉnh ánh sáng màn hình theo giờ trong ngày. Vào buổi tối, F.lux làm giảm lượng ánh sáng xanh và thay đổi màu sắc màn hình sang tông màu ấm hơn để giảm căng thẳng cho mắt và giúp dễ ngủ hơn.
    • Night Shift (iOS): Tính năng tương thích với các thiết bị có hệ điều hành iOS như iPhone và iPad. Night Shift tự động điều chỉnh màu sắc màn hình sang tông màu ấm vào buổi tối để giảm lượng ánh sáng xanh.
    • Blue Light Filter (Android): Có nhiều ứng dụng lọc ánh sáng xanh trên Google Play Store, như Twilight và Blue Light Filter. Các ứng dụng này làm giảm ánh sáng xanh và điều chỉnh màu sắc màn hình theo thời gian trong ngày để giảm thiểu tác hại của ánh sáng xanh đến mắt và da.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại kính lọc ánh sáng xanh khi dùng máy tính, điện thoại, hoặc xem TV.

    Cách giảm tác hại của ánh sáng xanh

    3. Áp dụng nguyên tắc 20-20-20 để giảm tác hại của ánh sáng xanh với mắt

    Nguyên tắc 20-20-20 có nghĩa là: Cứ sau 20 phút sử dụng thiết bị điện tử, bạn hãy để mắt nghỉ ngơi khoảng 20 giây bằng cách nhìn vào một thứ gì đó cách xa mắt khoảng 610 cm (20 feet).

    Kết luận

    Tóm lại, những tác hại của ánh sáng xanh bao gồm:

    • Gây tổn thương mắt
    • Gây khó ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ
    • Có liên quan đến yếu tố gây ra các rối loạn tâm thần
    • Gây hại cho sức khỏe làn da.

    Trong thời đại công nghệ có tác động trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống, việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử là cần thiết. MarryBaby hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn nhận thức rõ hơn về tác hại của ánh sáng xanh và chọn được cách phù hợp để giảm thiểu tác hại từ chúng để bảo vệ sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    What is blue light?

    https://health.ucdavis.edu/blog/cultivating-health/blue-light-effects-on-your-eyes-sleep-and-health/2022/08

    Ngày truy cập: 31/7/2024

    Blue light and your eyes

    https://preventblindness.org/blue-light-and-your-eyes/

    Ngày truy cập: 31/7/2024

    Blue light effects on your eyes, sleep and health

    https://health.ucdavis.edu/blog/cultivating-health/blue-light-effects-on-your-eyes-sleep-and-health/2022/08

    Ngày truy cập: 31/7/2024

    Ánh sáng xanh gây hại cho da như thế nào?

    https://yte.nghean.gov.vn/tin-chuyen-nganh/anh-sang-xanh-gay-hai-da-nhu-the-nao-683347

    Ngày truy cập: 31/7/2024

    Should You Be Worried About Blue Light?

    https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/should-you-be-worried-about-blue-light

    Ngày truy cập: 31/7/2024

    x