Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Da chết tồn tại là nguyên nhân khiến khô môi, sần sùi và xỉn màu. Nếu không được tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm đúng cách, lớp da chết tróc ra dễ gây nứt môi. Thử ngay cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà để duy trì bờ môi căng mịn nhé.
Tình trạng khô môi hay nứt nẻ thường xảy ra nhất là đối với các chị em văn phòng. Vậy nên việc tẩy tế bào chết cho môi, có thể thực hiện tại nhà mang đến lợi ích:
Sau khi biết được lợi ích của việc tẩy tế bào chết cho môi thì bạn còn chần chừ gì mà không thử ngay 8 cách này tại nhà.
Bột yến mạch rất hữu hiệu trong việc loại bỏ tế bào chết trên da. Khi kết hợp cùng sữa chua, hỗn hợp này giúp các lớp da chết tự động bong ra và trả lại bạn đôi môi rạng rỡ.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Mật ong giúp kháng viêm và sát khuẩn tự nhiên, cung cấp chất chống oxy hóa cần thiết. Trong khi chanh có chứa axit đem lại khả năng tẩy da chết môi và làm sạch môi thì các hạt đường sẽ giúp loại bỏ các mảng da bong tróc, dư thừa.
Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê mật ong, 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 nửa muỗng đường.
Cách thực hiện:
Bên cạnh đó, từ lâu dầu dừa đã nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm cho môi, và cải thiện tình trạng da môi khô ráp, nứt nẻ. Bột yến mạch giúp tẩy da chết nhẹ nhàng, mang lại sự mịn màng cho bờ môi hơn.
Nguyên liệu: 1 muỗng bột yến mạch, 1 thia dầu dừa.
Cách thực hiện:
Có thể bạn quan tâm : 8 cách trị mụn cám ở mũi chỉ trong 20 phút dành cho người bận rộn
Trong khi đường có khả năng làm sạch da chết và kháng khuẩn cho đôi môi thì vaseline sẽ giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da môi hồng hào, bóng mịn.
Cách thực hiện:
Hòa 1/2 thìa cà phê đường và vaseline sao cho hỗn hợp thật nhuyễn, mịn. Tiếp theo, thoa hỗn hợp lên đôi môi và lưu lại trên môi trong vòng 5 phút.
Massage theo viền môi để lớp da chết bong ra, và sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Đây là một cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà đơn giản và tiết kiệm nhất
Đường là nguyên liệu sẵn có và tiện lợi trong việc tẩy tế bào chết cho môi tại nhà. Hạt đường nhuyễn mịn kết hợp dâu tây chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao.
Hạt dâu tây cũng có tác dụng như một loại “scrub” tự nhiên, hỗ trợ rất tốt trong việc tẩy các lớp da sần sùi và hỗ trợ làm đều màu da. Công thức này rất lành tính, có thể sử dụng cho mọi tình trạng môi.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Sữa chua là nguồn cấp vitamin và acid lactic giúp tẩy tế bào chết hiệu quả. Sử dụng loại đường nâu hạt nhỏ để tránh tổn thương da môi nhé.
Muối biển thường được biết đến với khả năng tẩy tế bào chết hiệu quả. Bên cạnh khả năng làm sạch của muối biển, sữa tươi có acid lactic và casein giúp dưỡng ẩm da môi.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Bã cà phê là nguyên liệu tẩy tế bào chết vật lý quen thuộc có chứa chất chống oxy hoá mạnh mẽ. Kết hợp với khả năng nuôi dưỡng của mật ong, công thức này sẽ giúp bạn nhanh chóng có đôi môi mềm mại, tươi tắn.
Nguyên liệu:
1 – 2 muỗng bã cà phê, 1 muỗng mật ong, dầu oliu
Cách thực hiện:
Theo chuyên gia về da liễu, tùy vào thời tiết để lựa chọn số lần thực hiện tẩy tế bào chết cho môi tại nhà. Với nhiệt độ thông thường, chỉ cần tẩy tế bào chết ở môi 1 lần mỗi tuần là đủ. Với mùa đông lạnh, da môi khô và nứt nẻ, vì vậy nên tẩy nhiều hơn so với các mùa khác là 2-3 lần mỗi tuần.
Sau khi bị tác động bởi lực cơ học trong lúc tẩy tế bào chết, da môi dễ bị khô căng. Một lớp son dưỡng giàu Vitamin E hoặc dầu oliu sẽ làm dịu tức thì cảm giác khó chịu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng sần sùi tái diễn.
Một thỏi son dưỡng tốt có độ SPF không bao giờ là thừa nếu bạn muốn bảo vệ đôi môi không bị thâm đen ngay sau khi tẩy tế bào chết. Việc tẩy tế bào chết cho môi tại nhà làm cho môi bạn sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng trong 3 ngày đầu nên hãy bảo vệ môi nhé.
Liếm môi khi chúng đã nứt nẻ sẽ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Khi nước bọt bay hơi, nó sẽ hút hơi ẩm ra khỏi môi, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như không khí khô mùa đông hoặc nắng nóng. Việc bóc lớp da chết có thể khiến cho môi của bạn bị chảy máu hơn
Việc dưỡng ẩm cho môi giúp tránh tình trạng môi nứt nẻ, thô ráp. Bên cạnh đó với cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà mà bài viết chia sẻ hi vọng sẽ giúp bạn có một bờ môi căng mọng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Homemade sugar scrubs for skin care https://www.canr.msu.edu/news/homemade_sugar_scrubs_for_skin_care
Truy cập ngày 25/03/2022
7 dermatologists’ tips for healing dry, chapped lips. (n.d.).
http://aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/dry-skin/dry-and-chapped-lips
Truy cập ngày 25/03/2022
Gibson LE. (2018). Chapped lips: What’s the best remedy?
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/expert-answers/chapped-lips/faq-20057819
Truy cập ngày 25/03/2022
Isoda K, et al. (2018). The efficacy of a lip balm containing pseudo-ceramide on the dry lips of sensitive skin-conscious subjects.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28488347/
Truy cập ngày 25/03/2022
Trookman NS, et al. (2009). Clinical assessment of a combination lip treatment to restore moisturization and fullness.
https://ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2923945/
Truy cập ngày 25/03/2022