Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/01/2021

Tiêm filler có hại không? Những rủi ro bạn cần biết

Tiêm filler có hại không? Những rủi ro bạn cần biết
Do nhu cầu làm đẹp, nhiều chị em tiêm filler và cũng có nhiều người công nhận hiệu quả mà filler mang lại. Thế nhưng không biết tiêm filler có hại không, tiêm mũi filler có hại không? Tiêm filler môi có hại không? Về lâu dài tiêm filler có ảnh hưởng gì không?
Tiêm filler có hại không
Tiêm filler có hại không?

Tiêm filler hiện nay đang là lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ. Đây là một trong những xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ được chị em ưa chuộng trong việc làm đẹp. Cụ thể là làm cho khuôn mặt trở nên đầy đặn, không có nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa. Để biết tiêm filler có hại không, mời bạn đọc tiếp nhé.

Tiêm filler là gì?

Filler hay còn gọi là chất làm đầy, là một hợp chất cấu tạo từ axit hyaluronic. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, chất này được sử dụng nhiều vì làm đẹp cho chị em mà không cần phải phẫu thuật.

Người ta sử dụng các mũi tiêm filler để tiêm tại vị trí mong muốn thay đổi như mũi, môi, má, cằm… Các mũi filler gần như ngay lập tức sẽ tạo nên một khối mô dày, xóa các vết chân chim ở đuôi và khóe mắt, làm đầy má (má baby), nâng cơ mặt, độn cằm, tạo đường cong, làm mũi cao…

Với vô số những lợi ích như vậy, cho nên tiêm filler được nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện các mũi tiêm cũng rất nhanh chóng, chỉ từ 15-20 phút và không gây đau vì có sử dụng thuốc tê.

Theo các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, tiêm filler là phương pháp khá an toàn, không gây xâm lấn, không dị ứng, không gây đau đớn và cho hiệu quả cao trong một thời gian nhất định.

Tiêm filler kéo dài trong bao lâu?

Tiêm filler kéo dài trong bao lâu?

Tiêm filler có ảnh hưởng gì không? Phần lớn các mũi tiêm filler có thể hấp thụ vào cơ thể và có tác dụng từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và cơ địa của người tiêm.

Trên thị trường hiện nay có nhiều thông tin rằng tiêm mũi filler có hiệu quả trong một thời gian dài, vĩnh viễn. Nhưng đây chỉ là những lời quảng cáo để nhằm lôi kéo khách hàng mà thôi. Vậy nên bạn nhớ cẩn thận khi lựa chọn tiêm filler nhé.

Tiêm filler có hại không?

Mặc dù những ưu điểm của filler đã được nhiều người công nhận, nhưng trên các diễn đàn vẫn xuất hiện hình ảnh của những người phụ nữ sau khi tiêm filler cằm bị biến dạng, mũi lệch, môi sưng phù… Điều này khiến cho nhiều người băn khoăn về tác dụng phụ của tiêm filler, liệu tiêm mũi filler có hại không.

Theo các chuyên gia, tiêm filler là an toàn, nhưng với điều kiện bạn phải chọn được địa chỉ thẩm mỹ uy tín và chất làm đầy cũng phải là loại có chất lượng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ tiêm filler. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng uy tín để chị em có thể gửi gắm hy vọng. Bởi có những cơ sở vì lợi nhuận mà lựa chọn những loại filler kém chất lượng, rẻ tiền, không rõ nguồn gốc xuất xứ, dẫn tới gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu không may tiêm phải những mũi filler kém chất lượng, bạn có thể gặp những vấn đề sau đây:

1. Tiêm filler có hại không? Gây nhiễm trùng

Tiêm filler có hại không? Gây nhiễm trùng

Việc bạn tiêm filler ở những trung tâm thẩm mỹ hoạt động không có giấy phép kinh doanh, không chuyên nghiệp có thể gặp tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng này do các dụng cụ dùng để tiêm không đảm bảo được vô trùng sạch sẽ, gây ra.

Các dấu hiệu của nhiễm trùng sau khi tiêm filler là chỗ tiêm bị sưng, có thể bị mưng mủ do filler bị vón cục lại. Tình trạng này lâu dài sẽ gây ra nhiễm trùng tại vết tiêm, gây đau nhức, khó chịu cho người tiêm. Nếu bị nhiễm trùng nhẹ có thể sử dụng kháng sinh để điều trị, nhưng bị nặng phải đến bác sĩ để thăm khám.

2. Hoại tử

Tiêm filler có hại không? Có hại nếu như vùng da nhiễm trùng sau khi tiêm không được chữa trị, lâu dài sẽ gây ra hoại tử. Ngoài ra, hoại tử còn do cơ thể của người sử dụng không tương thích với loại filler đó.

Việc hoại tử không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra đau đớn khó chịu cho người sử dụng. Thậm chí, nếu bị hoại tử nặng, có thể phải cắt bỏ phần hoại tử đó để tái tạo bộ phận mới. Đây là một trong những biến chứng của mũi filler cực kỳ nguy hiểm.

3. Mù mắt

Bạn có biết tiêm filler có thể gây mù mắt? Cụ thể, khi tiêm vào các vùng như mắt, mũi, thái dương mà không đúng kỹ thuật, thì nguy cơ người tiêm bị mù mắt là rất cao. Bởi cơ chế hoạt động của các chất làm đầy này là được tiêm vào các mạch máu. Vì vậy, nó có thể làm tắc sâu bên trong các mạch máu nuôi mắt, làm cho mắt của chúng ta bị mờ, mù lòa, nặng hơn là hoại tử một vùng da như cánh mũi, sống mũi.

Trong trường hợp nặng hơn tiêm mũi filler có thể gây tắc mạch, khiến cho người tiêm rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong.

4. Tiêm filler có nguy hiểm không? Gây thuyên tắc phổi

Một số cơ sở sử dụng filler giả trong quá trình thực hiện có thể khiến cho chỗ tiêm bị sưng, hình thành cục máu đông, gây chèn ép mạch, phổi. Tình trạng xấu có thể gây tử vong.

Làm gì để tránh tác dụng phụ khi tiêm filler?

nghỏ ngơi, thư giãn sau khi tiêm filler

Để tránh được tác dụng phụ khi tiêm mũi filler, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Thực hiện tiêm filler tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín thay vì các spa trôi nổi, không có giấy phép kinh doanh với giá thành rẻ.
  • Trước khi tiêm cần xin tư vấn của những chuyên gia y tế được đào tạo về lĩnh vực này, có kinh nghiệm và được cấp chứng chỉ hành nghề. Đó phải là một bác sĩ da liễu hay bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín chứ không phải là một người tay ngang không có giấy phép.
  • Trước khi lựa chọn chất làm đầy nào để tiêm vào cơ thể, cần tham khảo kỹ các thông tin. Cần kiểm tra xem filler đó có được nhập từ những nhà cung cấp uy tín, có đầy đủ các loại giấy phép đảm bảo an toàn hay không. Và cũng phải chắc chắn rằng chất làm đầy bạn sắp sử dụng đang được Cục quản lý Dược chấp thuận cho mục đích làm đẹp để đảm bảo an toàn.
  • Khi tiêm, bạn cần lưu ý rằng filler phải còn nguyên trong ống tiêm và còn bao bì, nhãn mác nguyên vẹn. Bạn cũng phải kiểm tra cẩn thận ống tiêm (các thông số, ngày tháng năm sản xuất, hạn sử dụng, nhà sản xuất…). Tuyệt đối không tiêm những ống tiêm đã bị mở.
  • Trước khi thực hiện tiêm filler cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
  • Sau khi tiêm cần phải ngơi hợp lý, tránh cọ xát hoặc đụng chạm mạnh vào vết tiêm. Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh bụi bẩn.
  • Hiểu rõ về các rủi ro, tác dụng phụ của mũi tiêm filler để có biện pháp đối phó nếu không may mình bị dị ứng hoặc gặp các vấn đề bất thường khác.
  • Nếu tiêm filler bạn gặp biến chứng, cần tới ngay các cơ sở y tế (chuyên khoa da liễu) để được thăm khám và điều trị.

Như vậy, qua bài viết này, hẳn bạn đã biết tiêm filler có hại không. Nếu sắp tới, bạn có dự định tiêm filler để làm đẹp, cần nắm kỹ các thông tin trên để tránh gặp bất kỳ biến chứng xấu nào cho bản thân nhé.

Hoài Nguyên

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x