Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mời bạn đọc đến cuối bài viết để hiểu rõ hơn về tinh bột nghệ cũng như được giài đáp thắc mắc tinh bột nghệ có tác dụng gì nhé.
Tinh bột nghệ được làm từ củ nghệ tươi, trải qua quy trình tách lọc kỹ lưỡng để loại bỏ tạp chất, xơ nghệ và tinh dầu; giữ lại phần tinh chất chứa hàm lượng curcumin cao – một hoạt chất chống viêm “thần kỳ”. Hiện nay, có hai loại chính là tinh bột nghệ vàng và tinh bột nghệ đen.
Hoạt chất curcumin trong nghệ đóng vai trò như một chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm các triệu chứng viêm liên quan đến nhiều bệnh lý như viêm khớp, viêm ruột và các bệnh mãn tính khác.
Tinh bột nghệ giúp đào thải cholesterol xấu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài ra, tinh bột nghệ còn giúp cải thiện chức năng nội mô mạch máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Curcumin hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng; hội chứng ruột kích thích, và các vấn đề tiêu hóa khác.
Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh nên nó giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Nhờ vậy mà quá trình lão hoá bị chậm lại và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tinh bột nghệ giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương do độc tố và hỗ trợ quá trình giải độc gan.
Tinh bột nghệ có tác dụng gì? Theo nghiên cứu tại UCLA phát hiện ra rằng, một trong những tác dụng đáng chú ý của curcumin trong nghệ là hỗ trợ hệ miễn dịch tiêu diệt các mảng beta-amyloid, nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer. Do đó, uống tinh bột nghệ sẽ giúp cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các bệnh thoái hóa thần kinh khác.
Curcumin đã được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời tăng cường hiệu quả của quá trình hóa trị.
Tuỳ vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn thời điểm uống tinh bột nghệ phù hợp. Các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng tinh bột nghệ vào những thời điểm sau:
Do đó, bạn chỉ nên dùng khoảng 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ mỗi ngày, chia thành 2 lần, mỗi lần pha ½ muỗng với 250ml nước ấm. Không nên uống quá liều lượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Mật ong không chỉ làm tăng cảm giác ngon miệng mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Để pha chế nước tinh bột nghệ mật ong, bạn chỉ cần:
Với những bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc đường ruột, hãy uống trước bữa ăn từ 15 – 20 phút nhé!
Có rất nhiều cách uống tinh bột nghệ và cách làm đơn giản nhất là pha với nước lọc hoặc nước ấm. Để không phá vỡ cấu trúc của tinh bột nghệ; thì bạn chỉ nên pha 1-2 thìa cà phê tinh bột cùng 250ml nước ấm dưới 40 độ; và sử dụng tối đa 2 ly mỗi ngày.
Pha tinh bột nghệ với sữa tươi là cách phổ biến giúp giảm mùi hăng tự nhiên của nghệ. Cách pha cũng rất đơn giản, chỉ cần 1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ pha cùng 200ml sữa tươi là bạn đã có một ly nước thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Tinh bột nghệ vo viên có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng hàng ngày, vừa tiện lợi vừa giúp giảm mùi hăng của nghệ. Bạn có thể áp dụng cách làm tinh bột nghệ vo viên như sau:
Tinh bột nghệ cũng như các loại thảo dược khác, sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách đều có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên lưu ý những điều sau:
Mẹ bầu không nên sử dụng quá 10g tinh bột nghệ/ngày, bởi uống tinh bột nghệ quá nhiều có thể gây ra dị tật thai nhi. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng tinh bột nghệ đen hoặc nghệ đen; nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc khi mẹ đang sử dụng thuốc tây và cho con bú. Những trường hợp được khuyến cáo hạn chế sử dụng nghệ bao gồm:
Tinh bột nghệ là một thành phần vô cùng tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng đau dạ dày. Nhờ hoạt chất curcumin, tinh bột nghệ có khả năng giảm đau, chống viêm, và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để đạt hiệu quả, bạn chỉ cần áp dụng cách uống đúng cách:
Dưới đây là những công dụng khi bạn uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ:
Với rất nhiều những tác dụng trên, việc kết hợp pha sữa ông thọ cùng tinh bột nghệ đem lại những hiệu quả vô cùng hữu ích và là lựa chọn lý tưởng cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho cả nhà đặc biệt phù hợp với các chị em sau sinh.
Với những công dụng trên, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tinh bột nghệ và giải đáp được thắc mắc tinh bột nghệ có tác dụng gì. Về việc uống tinh bột nghệ, bạn hoàn toàn có thể tự pha chế tinh bột nghệ tùy theo sở thích và khẩu vị, chỉ có điều bạn cần nhớ là hãy lưu ý liều lượng khi sử dụng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chapter 13 – Turmeric starch: structure, functionality, and applications
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/B9780443189814000136
Ngày truy cập: 24/01/2025
Turmeric and Its Major Compound Curcumin on Health: Bioactive Effects and Safety Profiles for Food, Pharmaceutical, Biotechnological and Medicinal Applications
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33041781/
Ngày truy cập: 24/01/2025
Turmeric benefits: A look at the evidence | Harvard Health Publishing
https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/turmeric-benefits-a-look-at-the-evidence
Ngày truy cập: 24/01/2025
Curcumin inhibits angiogenesis in endothelial cells using downregulation of the PI3K/Akt signaling pathway
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S2212429218303948?via%3Dihub
Ngày truy cập: 24/01/2025
7 Health Benefits of Turmeric | Cleveland Clinic
https://health.clevelandclinic.org/turmeric-health-benefits
Ngày truy cập: 24/01/2025
Evaluations of the Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives (JECFA)
https://apps.who.int/food-additives-contaminants-jecfa-database/Home/Chemical/638
Ngày truy cập: 24/01/2025