Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chắc hẳn bạn đã từng thấy vài người xung quanh mình thường sử dụng biện pháp truyền nước biển mỗi khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Vậy chắc hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc truyền nước biển là gì? Liệu truyền nước biển có giúp cơ thể hồi phục? Điểm qua những thông tin dưới đây để hiểu rõ về cách thức này nhé!
Thực tế cho thấy không ít gia đình tự ý nhờ y tá/ bác sĩ hoặc người thân trong ngành y truyền nước biển để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng tự ý truyền nước khi không có những xét nghiệm cụ thể để biết cơ thể thừa hay thiếu chất gì trong máu, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường.
Truyền nước hay còn gọi là truyền dịch – loại dung dịch hòa tan có chứa các chất khác nhau hoặc nước biển vô khuẩn. Truyền nước được thực hiện bằng cách tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Có nhiều loại dịch truyền được sử dụng và được chia thành ba nhóm cơ bản bao gồm:
Thực tế, rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn, thiếu ngủ, khó ở trong người… là nghĩ ngay đến việc truyền dịch nhằm hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít… này thường có rất nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, cần phải hiểu thêm việc làm này có tác dụng gì, có an toàn và đơn giản như bạn vẫn nghĩ?
Về cơ bản, mỗi cá thể khác nhau sẽ có các chỉ số trung bình về máu, đạm, đường, muối, các chất điện giải… khác nhau. Trong trường hợp một trong các chỉ số này thấp hơn mức trung bình thì mới nên thực hiện việc bổ sung thêm các chất bù đắp nhưng vẫn cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ dựa trên các kết quả xét nghiệm.
Việc tự ý truyền nước biển tại nhà không có đủ phương tiện xét nghiệm để biết cơ thể thừa hay thiếu chất gì trong máu, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được.
Mặc dù những trường hợp rủi ro xảy ra không nhiều, không xảy ra ở tất cả các đối tượng nhưng bạn cũng không thể nói trước được những nguy cơ nếu không may xảy đến. Nếu không thực sự cần thiết hay chưa hiểu rõ truyền nước biển là gì, bạn tuyệt đối không nên truyền nước khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách chăm sóc sức khỏe và luyện tập của cả gia đình.
Thu Nguyễn
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.