Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 24/07/2024

Vì sao người trầm cảm quyết định tự sát? Dấu hiệu nhận biết kịp thời

Vì sao người trầm cảm quyết định tự sát? Dấu hiệu nhận biết kịp thời
Theo báo cáo của Viện sức khoẻ Tâm thần, BV Bạch Mai, năm 2017 số người tự sát vì trầm cảm ở Việt Nam lên đến gần 40.000 người. Báo cáo cũng cho biết thêm, khoảng 30% dân số Việt Nam có các rối loạn về tâm thần, 25% trong số đó là các bệnh về trầm cảm.

Vậy chúng ta phải sao để giúp đỡ những người bị trầm cảm, cũng như phần nào giảm thiểu tình trạng tự sát vì trầm cảm.

1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm

Theo định nghĩa của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), trầm cảm (depression) là một rối loạn tâm thần phổ biến, nghiêm trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến cách ta suy nghĩ, làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng phổ biến của người trầm cảm bao gồm: tâm trạng buồn bã kéo dài hơn 2 tuần; lòng tự trọng thấp; mất hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đó; uể oải, mệt mỏi, đau dạ dày hoặc thể chất không rõ nguyên nhân.

Nếu không được nhận diện và điều trị kịp thời; trầm cảm có thể dẫn đến hành vi ngược đãi bản thân hoặc tự sát.

2. Vì sao người trầm cảm lại muốn tự sát?

Tự sát vì trầm cảm
Tự sát vì trầm cảm

Mở đầu với một câu hỏi: “bạn đã từng nghĩ đến chuyện tự sát chưa?”. Kể cả câu trả lời là gì, thì có một điều rất may mắn; là bạn vừa nhận thấy suy nghĩ ấy của mình. Đây chính là khoảnh khắc bạn nhận diện được suy nghĩ; là cánh cửa mở ra cơ hội để mọi thứ bắt đầu tốt đẹp hơn.

Theo thống kê năm 2019 của tổ chức Y tế Thế giới WHO; kết quả nhận thấy có khoảng 703,000 vụ tự sát vì trầm cảm. Theo đó, một dự án vừa khởi nghiệp nhằm cung cấp sự hỗ trợ cho cộng đồng về sức khỏe tinh thần – The Depression Project; các chuyên gia nhận định rằng, ba nguyên nhân cốt lõi khiến một người trầm cảm dẫn đến tự sát là:

  • Tôi cô đơn + Tôi là gánh nặng + Sư tuyệt vọng về mọi thứ sẽ không thể tốt hơn = Mong muốn tự sát.

3. Dấu hiệu nhận biết người muốn tự sát vì trầm cảm

Quyết định kết thúc cuộc sống là cách để người trầm cảm thoát khỏi nỗi đau hiện tại. Sự tuyệt vọng về bản thân; về cuộc sống chính là ngòi nổ cho động cơ muốn kết thúc sự sống trước đó của họ. Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng người có nguy cơ tự sát vì trầm cảm, tạm chia thành ba khía cạnh sau đây:

  • Suy nghĩ: Họ thường nghĩ về cách để làm hại bản thân, hay thậm chí là cách để tự sát. Bên cạnh đó, có những suy nghĩ thứ cấp trước đó, là cảm thấy ghê tởm bản thân, không có giá trị cho cuộc đời,..
  • Cảm xúc: Họ thường xuyên bị bao trùm bởi cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng, không có lý do để sống, nỗi buồn kéo dài, lo lắng và rất dễ nổi giận.
  • Hành vi : Người muốn tự sát vì trầm cảm thường tìm cách để kết thúc sự sống. Trước đó họ bắt đầu lẩn tránh mọi người; hay nói lời tạm biệt; cho đi những món đồ quan trọng hoặc lập di chúc. Và nếu để ý hơn, giai đoạn này họ thường hành động rất dứt khoát và có phần liều lĩnh.

>> Bạn nên đọc thêm: 10 triệu chứng bệnh lao lực và tác hại khi làm việc quá sức

Dấu hiệu nhận biết người muốn tự sát

Suy nghĩ thúc đẩy cảm giác “tôi không muốn sống nữa”

Bạn có biết, người trầm cảm dẫn đến tự sát không chỉ thông qua suy nghĩ “tôi không muốn sống nữa” mà còn là:

  • “Tôi muốn dừng những suy nghĩ về tổn thương trong quá khứ.”
  • “Tôi thấy mình không có tương lai.”
  • “Không ai thực sự quan tâm tôi.”
  • “Tôi rất cần một lối thoát.”
  • “Cuộc sống thật vô nghĩa.”
  • “Giấc ngủ không mang lại cho tôi sự nhẹ nhõm mà tôi cần.”

4. Cách ngăn ngừa tự sát vì trầm cảm

Nếu bạn có người thân đang có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm dẫn đến tự sát, và với mong muốn tìm cách để chăm sóc và cùng họ vượt qua, bạn có thể tham khảo 10 cách sau đây:

4.1 Lắng nghe mà không phán xét

Bằng chính thái độ lắng nghe tích cực, và đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm dành cho họ; là cơ hội để họ bày tỏ nỗi lòng. Không những thế, bạn còn có thể nói với họ rằng: “tôi sẽ cố gắng có mặt mỗi khi bạn cần”.

4.2 Giúp họ tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý

Bạn của bạn có thể không biết rằng họ đang đương đầu với trầm cảm hoặc họ có thể không biết cách liên lạc với dịch vụ tham vấn tâm lý. Ngay cả khi họ biết rằng trị liệu tâm lý có thể hữu ích; nhưng việc tìm kiếm một nhà trị liệu và đặt lịch hẹn có thể nằm ngoài sự chủ động của họ.

4.3 Động viên, khích lệ họ trong quá trình họ đang trị liệu tâm lý

động viên, khích lệ người đang bị trầm cảm

Nếu họ nói điều gì đó như, “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ hủy bỏ cuộc hẹn với chuyên gia tâm lý”, hãy khuyến khích họ tiếp tục tham gia trị liệu bằng cách nói: “Trong buổi trò chuyện hiệu quả trước đó với chuyên gia, bạn đã thấy tốt hơn. Vậy điều gì khiến bạn không muốn tham gia buổi hôm nay?”

4.4 Chăm sóc bản thân

Với tư cách là một người muốn giúp bạn mình thoát khỏi nguy cơ tự sát vì trầm cảm. Điều bạn cần làm song song với việc giúp đỡ; là bạn hãy ưu tiên chăm sóc bản thân mình cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì chính sự khỏe mạnh và niềm hân hoan của bạn là nguồn động lực lớn nhất cho người bạn của mình.

>> Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

4.5 Tìm hiểu thêm về tự sát vì trầm cảm

Tìm hiểu thêm về lý do mọi người tự sát vì trầm cảm, là cơ sở để bạn hiểu rằng mọi người trải qua trầm cảm là khác nhau. Khác về triệu chứng, nguyên nhân và cả phương pháp điều trị.

>> Bạn nên đọc thêm: Chăm sóc sức khỏe gia đình và những điều cần biết

4.6 Đề nghị họ cho phép bạn giúp đỡ

Đề nghị giúp đỡ là cách để nạn nhân tạm thoát khỏi suy nghĩ “không ai thực sự quan tâm tôi trên đời này”. Một cách đơn giản, nếu bạn của bạn đang làm việc nhà như rửa bát; giặt giũ hoặc các công việc gia đình khác; hãy đề nghị đến nhà, bật một vài bản nhạc và cùng nhau làm những việc đó.

>> Bạn nên đọc thêm: 7 hoạt động gắn kết tình cảm gia đình lành mạnh

4.7 Nếu họ không thể tham gia cuộc vui, hãy thông cảm

Thông cảm là cách giúp họ tạm thoát khỏi mong muốn tự sát vì trầm cảm
Thông cảm là cách giúp họ tạm thoát khỏi mong muốn tự sát vì trầm cảm

Những người trầm cảm có thể gặp khó khăn trong việc kết nối với bạn bè và giữ các kế hoạch xuyên suốt. Và việc hủy bỏ kế hoạch có thể góp phần tạo ra cảm giác tội lỗi từ sâu bên trong họ.

Lúc này, điều bạn cần làm chính là trấn an họ thay vì phản ứng theo thói quen là phớt lờ vì họ đã từ chối đi chơi. Đồng thời cũng cho họ biết là bạn sẽ gặp họ khi họ thấy thoải mái hơn.

4.8 Hiểu rằng tình trạng là khác nhau ở mỗi người

Trầm cảm thường liên quan đến nỗi buồn hoặc chán nản; nhưng trầm cảm cũng có các triệu chứng khác, ít được biết đến hơn.

4.9 Hãy thực sự kiên nhẫn

Trầm cảm thường được cải thiện khi trị liệu, nhưng đó có thể là một quá trình dài.

Mong muốn tự sát vì trầm cảm có thể sẽ buông tha họ trong những ngày tích cực. Nhưng bạn nên biết rằng; cảm xúc của người trầm cảm sẽ luôn thay đổi, họ sống trong chuỗi ngày vui, buồn luân phiên. Vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn với họ trong những ngày tồi tệ nhé.

4.10 Giữ liên lạc với người muốn tự sát vì trầm cảm

Ngay cả khi bạn không thể dành nhiều thời gian cho họ; hãy thường xuyên nhắn tin, gọi điện hỏi thăm. Ngay cả việc gửi một tin nhắn ngắn thể hiện sự quan tâm cũng ít nhiều giúp họ tạm thoát khỏi mong muốn tự sát vì trầm cảm.

Nâng cao nhận thức về phòng ngừa tự sát vì trầm cảm
Nâng cao nhận thức về phòng ngừa tự sát vì trầm cảm

Nâng cao nhận thức về phòng ngừa tự sát vì trầm cảm là điều vô cùng quan trọng. Một điều đáng mừng, là hiện nay, tại xã hội Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn về tình trạng sức khỏe tinh thần; cụ thể là trầm cảm. Nhìn xa hơn thì đây còn là nền tảng để mỗi cá nhân phát triển một cách lành mạnh mà không quá tải.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Suicide
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/suicide
Ngày truy cập: 08/09/2022

2. Suicide Statistics
https://save.org/about-suicide/suicide-statistics/
Ngày truy cập: 08/09/2022

3. The world that everyone with depression has always wanted
https://thedepressionproject.com/about
Ngày truy cập: 08/09/2022

4. Warning signs of suicide
https://save.org/about-suicide/warning-signs-risk-factors-protective-factors/
Ngày truy cập: 08/09/2022

5. Suicidal feelings
https://www.mind.org.uk/information-support/types-of-mental-health-problems/suicidal-feelings/causes-of-suicidal-feelings/
Ngày truy cập: 08/09/2022

6. Depression Symptoms and Warning Signs
https://www.helpguide.org/articles/depression/depression-symptoms-and-warning-signs.htm
Ngày truy cập: 08/09/2022

7. I think about death all the time
https://screening.mhanational.org/content/i-think-about-death-all-time/
Ngày truy cập: 08/09/2022

x