Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huyền Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 3 tuần trước

Nên hay không uống nước đường khi bị huyết áp – Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa

Nên hay không uống nước đường khi bị huyết áp – Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa
Tụt huyết áp uống nước đường là giải pháp đang được rất nhiều người áp dụng. Vậy thật sự tụt huyết có nên uống nước đường không? Điều này đã được khoa học hay các bác sĩ chứng minh chưa hay chỉ là truyền miệng dân gian?

Tất cả những thắc mắc của các bạn về việc tụt huyết áp uống nước đường sẽ được giải đáp đầy đủ và chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi bị tụt huyết áp tránh tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Tụt huyết áp là gì?

Huyết áp được coi là thông số đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Khi mà chỉ số huyết áp ổn định thể hiện việc tim bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể vẫn đều đặn. Người bình thường chỉ số huyết áp dao động từ 90 – 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 – 80 đối với huyết áp tâm trương.

Thông thường, chỉ số huyết áp sẽ dao động lên xuống trong ngày ở một mức cho phép đảm bảo sự an toàn. Còn khi chỉ số huyết áp được xác định nhỏ hơn 90/60 mmHg được coi là tụt huyết áp. Cụ thể là huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.

Tụt huyết áp là gì?

Những ai thường bị tụt huyết áp?

Ai cũng có thể bị tụt huyết áp nhưng trong đó có một số đối tượng thường bị tụt huyết áp. Đó là những đối tượng nào, cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

  • Các bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch như suy tim, nhịp tim chậm, bệnh van tim hay bệnh tim khác… có nguy cơ bị tụt huyết áp cao hơn so với những người bình thường.
  • Những ai hay bị mất máu cũng dễ bị tụt huyết áp hơn so với người bình thường.
  • Ai hay bị mất nước như người vận động nhiều bị mất nước và không bổ sung đủ nước. Theo đó, những người này dễ bị tụt huyết áp.
  • Một số người có tiền sử mắc bệnh lý nền như bệnh nội tiết, đái tháo đường, bệnh suy thận… nguy cơ bị tụt huyết áp cao hơn người bình thường.
  • Những người bị nhiễm trùng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và gây nên tình trạng tụt huyết áp.
  • Người bị bệnh suy dinh dưỡng hay người già ốm yếu.
  • Một số đối tượng đang dùng thuốc gây ra huyết áp thấp.
  • Biểu hiện dễ nhận biết khi bị tụt huyết áp ai cũng cần nhớ

    Các bạn có thể dễ dàng phát hiện bản thân hay người thân trong gia gia đình bị tụt huyết áp qua một số biểu hiện cụ thể dưới đây:

    • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi; thậm chí có thể ngất xỉu.
    • Làn da nhợt nhạt, lạnh ẩm.
    • Đau đầu nhiều.
    • Giảm trí nhớ, mất tập trung.
    • Buồn nôn và nôn.
    • Mờ mắt.
    • Khó thở, nặng ngực và nhịp tim nhanh.
    • Thường có cảm giác khát nước.
    tụt huyết áp uống nước đường
    Biểu hiện của bệnh tụt huyết áp là khó thở, nặng ngực và đau đầu nhiều

    Nên hay không nên: Tụt huyết áp uống nước đường

    Theo các bác sĩ chuyên khoa, tụt huyết áp rất nguy hiểm; người bệnh chớ có chủ quan. Vì vậy, cần phải tìm cách khắc phục ngay khi biết mình bị tụt huyết áp.

    Nhiều người đã lựa chọn giải pháp uống nước đường khi tụt huyết áp. Vậy tụt huyết áp uống nước đường được không? Tụt huyết áp nên uống nước đường không? Đây có thật sự là phương pháp hiệu quả khi bị tụt huyết áp?

    Nhiều chuyên gia, bác sĩ nhận định rằng huyết áp thấp uống nước đường sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng tức thời nhưng cũng chưa hoàn toàn đúng. Còn phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, hoàn cảnh khác nhau mà có cách xử lý sao cho phù hợp.

    tụt huyết áp uống nước đường
    Tụt huyết áp uống nước đường là giải pháp tốt khi nguyên nhân là do lượng đường huyết trong máu giảm

    Thực tế, tụt huyết áp do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu tụt nguyên nhân tụt huyết áp do lượng đường huyết trong máu bị giảm thì giải pháp hiệu quả ngay chính là uống nước đường. Còn nếu bạn tụt huyết áp do nguyên nhân khác thì uống nước đường chưa thật sự hiệu quả mà còn gây nên một số tác dụng phụ nguy hiểm.

    Chú ý, với những người bị tụt huyết áp và đồng thời bị các bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường thì một cốc nước đường có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và đi khám định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề bất thường về sức khỏe. Trường hợp, bạn bị hạ đường huyết trong máu thì có thể uống một cốc nước đường ấm khi bị tụt huyết áp. Còn bạn đang mắc một số bệnh lý khác thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

    Khi bị tụt huyết áp, bạn phải làm gì?

    Như phân tích ở trên thì tụt huyết áp uống nước đường là phù hợp nếu nguyên nhân do lượng đường huyết trong máu bị giảm. Bên cạnh đó, khi gặp người bệnh bị tụt huyết áp các bạn cũng cần thực hiện một số điều dưới đây để giảm tình trạng bệnh nặng hơn:

    • Từ từ đặt người bệnh nằm xuống hay ngồi ở trên bề mặt phẳng. Sau đó, lấy gối kê đầu và chân sao cho chân cao hơn so đầu.
    • Có thể cho bệnh nhân uống thêm nước sâm, trà gừng ấm… hay cho ăn thức ăn đậm vị muối sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Một số bệnh nhân được kê thuốc điều trị huyết áp thấp thì có thể cho uống ngay.
    • Nếu bạn đã áp dụng tất cả các cách trên mà tình trạng bệnh không cải thiện thì cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để có các biện pháp can thiệp kịp thời.

    Tụt huyết áp uống nước đường là giải pháp hiệu quả tức thì cho những người bị giảm đường huyết trong máu mà không mắc bệnh lý nào khác. Còn những trường hợp bị tụt huyết áp do nguyên nhân khác thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước đường để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh gây tác dụng phụ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    1. Salt and sugar: their effects on blood pressure

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25547872/

    Ngày truy cập: 29/03/2022

    1. Low blood pressure (hypotension)

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

    Ngày truy cập: 29/03/2022

    1. It’s Not Just Salt: Sugar Boosts Blood Pressure, Too

    https://www.npr.org/sections/health-shots/2010/05/24/127096907/it-s-not-just-salt-sugar-boosts-blood-pressure-too

    Ngày truy cập: 29/03/2022

    1. BEST HOME REMEDIES FOR LOW BLOOD PRESSURE

    https://www.narayanahealth.org/blog/best-home-remedies-for-low-blood-pressure/

    Ngày truy cập: 29/03/2022

    1. Low Blood Pressure – When Blood Pressure Is Too Low

    https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/the-facts-about-high-blood-pressure/low-blood-pressure-when-blood-pressure-is-too-low

    Ngày truy cập: 29/03/2022

    x