Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ung thư tuyến giáp có lây không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Không ít người cho rằng bệnh có thể lây qua đường ăn uống, tiếp xúc, sinh hoạt thường ngày nên xa lánh những người bị bệnh. Điều này gây cảm xúc tiêu cực cho họ.
Theo các bác sĩ, ung thư tuyến giáp hoàn toàn không lây. Để tìm hiểu kỹ hơn thì mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây nhé!
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình bướm nằm ở giữa cổ, cấu tạo có 2 thùy bên hông nối với nhau qua eo tuyến giáp. Cơ quan này có nhiệm vụ tiết ra hormone thyroxine (T4) giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể để cơ thể tăng trưởng và phát triển bình thường.
Hiện tượng ở cổ (một bên hoặc cả 2 bên) xuất hiện khối u bất thường thì được gọi là bệnh u tuyến giáp. Nhân giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân, lành tính hoặc ác tính. Trường hợp ác tính thì gọi là ung thư tuyến giáp.
Theo thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao gấp 3 – 5 lần so với nam giới. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng nhiều nhất là ở những người trên 40 tuổi.
Ngoài việc tìm hiểu ung thư tuyến giáp có lây không thì những triệu chứng, dấu hiệu để nhận biết người bệnh ung thư tuyến giáp cũng được rất nhiều độc giả quan tâm.
Thực tế, ung thư tuyến giáp thường khó nhận biết ở giai đoạn đầu do bệnh không có triệu chứng lâm sàng nào rõ rệt. Phải đến khi các tế bào ung thư phát triển, chúng mới gây ra một số triệu chứng như:
Khi phát bệnh, ung thư tuyến giáp có thể gây mất thẩm mỹ ở vùng cổ của người bệnh khiến những người xung quanh ngại tiếp xúc với họ vì sợ lây. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của họ. Vậy thực sự ung thư tuyến giáp có lây không?
Trên thực tế, ung thư tuyến giáp thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm và hoàn toàn không lây từ người này qua người kia theo đường tiếp xúc thông thường như dùng chung đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt…
Vì vậy, bạn có thể thoải mái trò chuyện, ăn uống, bắt tay… với người bệnh mà không phải lo lắng có bị mắc bệnh hay không.
Một số trường hợp cho thấy những người trong nhà có thể lây ung thư tuyến giáp cho nhau. Tuy nhiên, hiện tượng này là vì sự di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác do các gen đột biến gây ung thư.
Nó hoàn toàn không phải do lây lan qua đường tiếp xúc, sinh hoạt như mọi người vẫn nghĩ. Vì vậy, nếu gia đình có người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thì các thành viên khác không nên xa lánh mà cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời nếu có mắc bệnh.
Trên thực tế, ung thư là căn bệnh khó điều trị và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, khác với những loại bệnh ung thư thông thường, tiên lượng ung thư tuyến giáp thường tốt hơn vì mức độ ác tính thấp:
Như vậy có thể thấy tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư tuyến giáp là khá cao. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị thì tỷ lệ thành công có thể lên đến 90%. Tùy vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và giai đoạn bệnh của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như:
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, nhất là khi có người trong gia đình từng mắc bệnh, MaryBaby chia sẻ cùng bạn một số cách phòng ngừa như sau:
Như vậy, nếu bạn lo lắng ung thư tuyến giáp có lây không thì câu trả lời là không. Bệnh này không lây nhiễm qua đường tiếp xúc thông thường, tuy nhiên bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vì vậy, nếu trong nhà có người từng bị ung thư tuyến giáp, người trong gia đình cần khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi và điều trị kịp thời.
Tiểu Vy
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.