Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngô Mỹ Ngọc
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Võ Thị Nhung
Cập nhật 18/04/2022

Uống nước lá gì dễ ngủ? 4 thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn

Uống nước lá gì dễ ngủ? 4 thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn
Uống nước lá gì dễ ngủ là băn khoăn của nhiều người đang bị khó ngủ, mất ngủ. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết hôm nay của MarryBaby nhé!

Uống nước lá gì dễ ngủ? Giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe. Nếu bạn khó ngủ, ngủ không ngon hay mất ngủ, ngày hôm sau sẽ thấy rất mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo hay tập trung.

Nhiều người cho rằng thói quen ăn uống có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tham khảo bài viết này để biết Uống nước lá gì dễ ngủ nhé!

Vì sao bạn gặp phải những vấn đề về giấc ngủ?

uong-nuoc-la-gi-de-ngu-1
Tình trạng mất ngủ, khó ngủ ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều đối tượng

Một người được coi là mất ngủ nếu họ ngủ ít hơn bình thường từ 2 giờ trở lên, đây là một than phiền chủ quan của người mắc về giấc ngủ: ngủ không đủ thời gian, chất lượng giấc ngủ không tốt, nghĩa là khi ngủ dậy người ta vẫn cảm thấy sức khỏe thể chất và tinh thần không hồi phục, cảm giác uể oải, mệt mỏi, còn buồn ngủ.

Những vấn đề về giấc ngủ có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau, từ người lớn, trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Mất ngủ bao gồm mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), mất ngủ giữa giấc (đang ngủ thì tỉnh giấc và phải mất một thời gian dài mới ngủ lại được), mất ngủ cuối giấc (thức giấc sớm lúc 2-3 giờ sáng và không ngủ lại được). Khi tất cả các dạng mất ngủ này nặng lên, bệnh nhân sẽ mất ngủ hoàn toàn.

Mất ngủ mạn tính là mất ngủ liên tục, kéo dài trên 1 tháng mà không có nguyên nhân nào rõ ràng (không phải do trầm cảm, tâm thần phân liệt, nghiện rượu, nghiện ma túy…).

Tùy theo từng cá nhân, nguồn gốc gây nên vấn đề không giống nhau. Dưới đây là một trong số các nguyên nhân thường gặp nhất:

Dưới đây là một trong số các nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Áp lực trong các vấn đề công việc, tài chính, sức khỏe hay gia đình,…
  • Thói quen ngủ không tốt, chẳng hạn như: giờ giấc đi ngủ không đều, không đúng, môi trường không thoải mái; ngày ngủ quá nhiều,…
  • Bạn đã ăn quá nhiều vào buổi tối. Đi kèm các biểu hiện khác như ợ nóng, tràn axit , đau dạ dày,…
  • Làm việc quá nhiều, lịch dày đặc không có thời gian nghỉ ngơi.
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm,…
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể can thiệp và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Lạm dụng quá nhiều các chất sau như: caffeine, nicotine và rượu, cà phê, trà…
  • Tuổi tác: Tuổi tác, stress cũng là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ. Tuổi càng cao, các biểu hiện ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu, mất ngủ,… càng phổ biến hơn.
  • Cơ thể bạn có thể đang gặp phải những vấn đề liên quan sức khỏe khác.
  • Tăng hoặc giảm cân nặng khó kiểm soát.

Ảnh hưởng của giấc ngủ đến sức khỏe

Trong trường hợp bạn để tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

  • Khiến những vết thương trên da của bạn khó lành hơn. Làn da dễ bị lão hóa.
  • Khả năng kiểm soát hành vi trở nên khó khăn, dễ phát sinh những hành vi không lành mạnh.
  • Tăng nguy cơ cơ thể mắc phải những bệnh về tim mạch hay tiểu đường.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, cáu kỉnh và khó chịu.
  • Hệ miễn dịch của cơ thể cũng hoạt động kém hơn khi bạn bị mất ngủ.
  • Tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề về tâm lý, trầm cảm,…

Uống nước lá gì dễ ngủ?

Nhằm ngăn chặn những vấn đề nói trên cũng như tăng an toàn sức khỏe, việc chăm lo giấc ngủ là điều không thể bỏ qua. Vậy uống nước lá gì để dễ ngủ? uống nước lá gì để ngủ ngon?

Ngoài các phương pháp cải thiện mất ngủ phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thực phẩm hỗ trợ hiệu quả mà MarryBaby đã tổng hợp như sau.

1. Nấu nước lá lạc tiên

uong-nuoc-la-gi-de-ngu-3
Bạn có thể pha trà hoặc chế biến các món ăn với lá lạc tiên

Gợi ý là uống nước lá gì dễ ngủ đầu tiên chính là lạc tiên. Đây cũng là loại lá cây được trồng hoặc mọc hoang nhiều ở Việt Nam. Thành phần hoạt chất saponin và alcaloid có trong lá lạc tiên có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ và hiệu quả đối với chứng trầm cảm.

Theo YHCT , lạc tiên có tác dụng an thần, giải nhiệt, mát gan. Dùng trị mất ngủ, ngủ hay mơ, suy nhược thần kinh, tim hồi hộp

Bạn có thể hái và phơi khô lá lạc tiên để sử dụng dần. Trong trường hợp khác, bạn cũng có thể dùng loại tươi để chế biến các món ăn mà không bảo quản được quá lâu.

2. Nước lá cây trinh nữ

Uống nước lá gì dễ ngủ, lá cây trinh nữ cũng là gợi ý bạn có thể tham khảo. Cây trinh nữ còn có tên gọi khác là cây xấu hổ, cây mắc cỡ, cây cỏ thẹn. Loại cây này mọc hoang dọc hai bên đường khá nhiều nhưng thường ít người quan tâm.

Xét về thành phần thì loại lá cây dược liệu này rất tốt với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ có tính mát, vị chát nhưng thoang thoảng ngọt, có tác dụng tiêu huyết, an thần, trấn tĩnh… Vì thế, giúp người sử dụng có được cảm giác thoải mái, dễ chịu để, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, thành phần của cây trinh nữ có rất nhiều hợp chất như mimosine, 2”-o-rhamnosylisoorientin, protein, mimoside… Những thành phần này có khả năng kết hợp cùng với meprobamat, hexobacbital cải thiện hệ thần kinh trung ương làm việc hiệu quả hơn, giảm mệt mỏi, stress. Đồng thời, kéo dài giấc ngủ bằng cách tăng cường khả năng hoạt động với bibactal. Từ đó, giúp giấc ngủ kéo dài hơn, ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Sau đây là cách thực hiện nấu nước lá cây trinh nữ để uống.

  • Bạn chuẩn bị khoảng 15gr lá cây trinh nữ, 15gr cúc bạc đầu, 15gr me đất. Đây là những nguyên liệu đã được phơi khô.
  • Cho những nguyên liệu vào ấm đun sắc. Bạn tiếp tục đun nước cho đến khi chỉ còn khoảng 1 chén nữa thì sử dụng.
  • Bạn nên sử dụng nước trà cây trinh nữ đều đặn khoảng 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Nước lá cây đinh lăng

Trà đinh lăng giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn

Ngoại trừ những loại lá cây kể trên, bạn có thể uống nước lá gì dễ ngủ? Theo nhiều nghiên cứu có sẵn, rễ cây đinh lăng đạt nhiều tác dụng tích cực như: bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu, các hoạt chất tanin, alkaloid, lysin, saponin có giúp kháng viêm, lợi tiểu, ổn định đường huyết.

Đặc biệt, triệu chứng mất ngủ của bạn sẽ được cải thiện tốt nhất. Cả phần rễ và lá đinh lăng đều được sử dụng làm thuốc và có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn giấc ngủ.

Tuy nhiên, khi mới bị mất ngủ thì sử dụng lá đinh lăng sẽ dễ dàng thực hiện hơn và có giá thành rẻ hơn rễ cây đinh lăng.

Bạn thực hiện theo các bước như sau:

  • Sử dụng cây đinh lăng tươi chặt nhỏ thành từng đoạn, rửa sạch, phơi khô và sao vàng để có thể dùng dần.
  • Sử dụng khoảng 10g lá đinh lăng và ngâm trong nước sôi như ngâm trà. Sử dụng trong vòng 8 tiếng để trà đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bạn có thể sử dụng loại trà này hằng ngày.

4. Trà tim sen

Bên cạnh rễ đinh lăng thì trà tim sen cũng là lựa chọn hàng đầu. Tim sen còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như tâm sen, liên tâm, liên tử tâm,… Đây là phần lá mầm có trong mỗi hạt sen.

Trong Đông y, tim sen có vị đắng, tính hàn, có tác dụng dưỡng tâm, an thần, hạ hỏa, thanh nhiệt, giải độc, thanh tâm. Đây là loại thực phẩm chữa mất ngủ phổ biến và được nhiều gia đình sử dụng.

Các nghiên cứu cho thấy, trong tim sen có chứa các thành phần Asparagine và Nuciferin. Các hoạt chất này có khả năng kích thích não bộ, giải phóng căng thẳng, giãn mao mạch và làm dịu thần kinh trung ương hỗ trợ cải thiện chức năng cơ thể cải thiện chất lượng giấc ngủ .

Việc bạn uống một ly trà tim sen vào khoảng trước 1 – 2 giờ khi đi ngủ, chắc chắn cơ thể bạn sẽ cảm nhận rõ rệt.

Trà tim sen hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả

Ngay theo đây là hướng dẫn cách pha đơn giản nhất cho bạn:

  • Sử dụng loại tim sen đã phơi khô, trọng lượng khoảng 3gr.
  • Bạn tráng qua tim sen với nước sôi và tráng đổ bỏ nước đầu.
  • Hãm tim sẽ với khoảng 200ml nước sôi. Sau 10 phút, bạn có thể gạn lấy phần nước trà. Sẽ tốt hơn cho sức khỏe và bộ não nếu bạn dùng trà ấm.

Bên cạnh những gợi ý trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số gợi ý cho băn khoăn uống nước lá gì để dễ ngủ như: bình vôi, hoa cúc, nữ lang, vông nem,…

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về uống nước lá gì dễ ngủ. Tuy nhiên, các loại lá cây thảo dược này chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện đối với các trường hợp nhẹ. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, tình trạng nặng hơn thì cần thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Drinking Water Before Bed

https://www.sleepfoundation.org/nutrition/drinking-water-before-bed

Ngày truy cập: 23/03/2022

How Good Is Drinking Water Before Bed For You?

https://www.sleepadvisor.org/drinking-water-before-bed/

Ngày truy cập: 23/03/2022

10 Drinks to Help You Sleep at Night

https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/live-well/2016/08/10-drinks-to-help-you-sleep-at-night/

Ngày truy cập: 23/03/2022

7 effects of lotus mind few people expected

https://scienceinfo.net/7-effects-of-lotus-mind-few-people-expected.html

Ngày truy cập: 23/03/2022

Asian ginseng

https://www.mountsinai.org/health-library/herb/asian-ginseng

Ngày truy cập: 23/03/2022

x