Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vắc xin cúm, bao gồm cơ chế hoạt động, lợi ích của vắc xin, ai nên và không nên tiêm phòng, các loại vắc xin phổ biến cũng như các lưu ý khác khi tiêm phòng cúm.
Cúm mùa là một bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và đa phần người bệnh đều bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong những trường hợp trở nặng, cúm mùa có thể gây ra các biến chứng nặng, thậm chí là tử vong.
Vắc xin cúm (hay vaccine cúm) là loại vắc xin giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập và tấn công của các chủng virus cúm. Vắc xin cúm hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu. Khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể này sẽ nhận diện và tiêu diệt virus, giúp ngăn ngừa bạn mắc bệnh cúm hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tiêm vắc xin cúm mang lại nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần bảo vệ cộng đồng. Dưới đây là các lợi ích cụ thể của việc tiêm vắc xin cúm:
Vắc xin cúm được thiết kế nhằm mục đích bảo vệ bạn chống lại các loại virus cúm phổ biến nhất trong mùa cúm sắp tới. Hiệu quả hoạt động của vắc xin cúm có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như loại virus cúm lưu hành trong mùa, loại vắc xin được sử dụng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người được tiêm chủng, thời điểm tiêm phòng cúm…
Vắc xin cúm được khuyên nên tiêm ngừa hàng năm vì hai lý do chính:
Đó là lý do tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm. Thời điểm tốt để chủng ngừa cúm là tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Vắc xin cúm sau khi tiêm phải mất đến khoảng 2 tuần mới phát huy tác dụng và khả năng bảo vệ chống lại virus.
Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, trừ một số trường hợp đặc biệt, đều được khuyến khích nên tiêm phòng cúm hàng năm. Vắc xin cúm làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nặng do virus cúm, nhất là ở các đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng như:
Tiêm vắc xin cúm là phương pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa bệnh cúm. Dù vậy, vẫn có các trường hợp không nên tiêm vắc xin, bao gồm:
Những người đã bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với một liều vắc xin cúm không nên tiêm lại vắc xin cúm đó và có thể không được tiêm các loại vắc xin cúm khác. Nếu bạn từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc xin cúm, hãy báo cho bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm lần tiếp theo.
Ngoài ra, những đối tượng sau cũng nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi tiêm phòng:
Bắt đầu từ mùa cúm 2023 – 2024, người dị ứng với trứng có thể tiêm bất kỳ loại vắc xin cúm nào, ở bất kỳ cơ sở nào có cung cấp vắc xin.
Hiện nay, tại Việt Nam có 4 loại vắc xin cúm mùa phổ biến được cấp phép lưu hành, bao gồm:
Các loại vắc xin trên đều được sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Mỗi loại có nguồn gốc, phạm vi phòng bệnh, đối tượng, lịch tiêm và giá tiền khác nhau. Lựa chọn loại vắc xin cúm nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mỗi người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Giống như bất kỳ sản phẩm y tế nào, vắc xin cúm có thể gây ra tác dụng phụ. Tác dụng phụ của vắc xin cúm thường nhẹ và tự hết trong vòng vài ngày.
Một số tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm:
Một số người có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra. Các phản ứng tiêu cực này có thể xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau tiêm. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hãy liên hệ bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.
Giá tiêm vắc xin cúm có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ sở y tế. Bạn có thể tìm hiểu trước các chương trình khuyến mãi và so sánh giá cả tại một số cơ sở y tế khác nhau trước khi quyết định lựa chọn cơ sở tiêm.
Dưới đây là mức giá tham khảo đối với các loại vắc xin phổ biến tại Việt Nam:
Bạn có thể tìm hiểu thông tin tiêm phòng cúm tại các trạm và trung tâm y tế địa phương, các bệnh viện, phòng khám, trung tâm tiêm chủng hoặc tại các chương trình tiêm chủng miễn phí. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng giúp bạn lựa chọn đơn vị tiêm chủng an toàn, hiệu quả:
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khác khi đi tiêm phòng cúm:
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vắc xin cúm và đưa ra quyết định tiêm phòng đúng đắn cho bản thân và gia đình. Tiêm vắc xin cúm là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm. Nếu có bất cứ gì thắc mắc trước và sau tiêm, bạn hãy liên hệ các nhân viên y tế để được tư vấn và hỗ trợ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Seasonal Flu Vaccines
https://www.cdc.gov/flu/prevent/flushot.htm
Ngày truy cập: 18/07/2024
Flu shot: Your best bet for avoiding influenza
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/in-depth/flu-shots/art-20048000
Ngày truy cập: 18/07/2024
Flu vaccine
https://www.nhs.uk/vaccinations/flu-vaccine/
Ngày truy cập: 18/07/2024
Bệnh cúm
https://vncdc.gov.vn/benh-cum-nd14502.html
Ngày truy cập: 18/07/2024
Cúm mùa tại Việt Nam
https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/influenza-(seasonal)
Ngày truy cập: 18/07/2024