- Đối diện với những căng thẳng hàng ngày;
- Nhận ra khả năng của mình;
- Tự tạo động lực làm việc;
- Tạo ra giá trị cho cộng đồng.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo các nhà tâm lý trị liệu, sức khỏe tinh thần không chỉ là vấn đề bệnh lý mà còn là tập hợp của yếu tố cảm xúc và xã hội. Vậy sức khỏe tinh thần thực chất là gì? Và có cách nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân không?
Thực trạng sức khỏe tinh thần tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương năm 2014, tỷ lệ người Việt mắc 10 chứng rối loạn tâm thần là 14,2%, trong đó riêng trầm cảm là 2,45%. Trong số đó, 80% người bệnh không biết mình bị bệnh và 70% chỉ tới viện khi bệnh đã nặng.
Vậy sức khỏe tinh thần ‘tốt’ là gì? Và một người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ trông như thế nào?
Một người có sức khỏe tinh thần tốt là người đang không mắc các rối loạn tâm thần (được chẩn đoán bởi các bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý lâm sàng); hoặc họ đang cảm thấy rất hạnh phúc, dù là sống ở đâu và hoàn cảnh nào.
Dấu hiệu cho thấy một người có sức khỏe tinh thần tốt:
Nếu sức khỏe tinh thần của bạn đang bị bất ổn, lúc này tâm trí của bạn sẽ bị bao trùm bởi chuỗi suy nghĩ tiêu cực, và có những hành vi không lành mạnh đối với bản thân. Nếu tình trạng này kéo dài, nó không chỉ có ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của bạn.
Rối loạn trầm cảm (depression): Trầm cảm là một loại rối loạn tâm lý phổ biến và ảnh hưởng trầm trọng đến cảm xúc, suy nghĩ, cũng như hành động của con người.
Rối loạn lo âu (anxiety disorder): Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm lý gây ra lo lắng quá mức suy nghĩ nhiều và sợ hãi thường xuyên.
Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder): Người bị rối loạn lưỡng cực thường có sự thay đổi cảm xúc và tâm trạng một cách đột ngột. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày cũng như các mối quan hệ.
Rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder): Rối loạn lo âu xã hội bao gồm những nỗi sợ hãi về một tình huống xã hội; hoặc hoạt động nào đó có thể khiến người khác đánh giá tiêu cực về bạn.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD – obsessive-compulsive disorder): Là một hội chứng rối loạn lo âu đặc trưng bởi những suy nghĩ không thể kiểm soát, và những hành vi lặp đi lặp lại, được nghi thức hóa mà bạn cảm thấy buộc phải thực hiện. Cụ thể là bạn sẽ cần mọi thứ phải sạch sẽ, chỉn chu, kỹ tính, sự ngay ngắn thẳng hàng,..
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTDS): Bạn có thể mắc rối loạn PTSD sau khi bạn vừa trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau buồn như thiên tai, tai nạn nghiêm trọng, khủng bố, chiến tranh,..
Tâm thần phân liệt (schizophrenia): Là một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng với các triệu chứng như ảo tưởng, nóng nảy và có hành vi bạo lực.
>> Bạn nên đọc thêm: Sức khỏe tinh thần khi mắc rối loạn lo âu xã hội là gì?
Trầm cảm sau sinh (postpartum depression): Trầm cảm sau sinh là một trạng thái tinh thần tiêu cực mà nhiều sản phụ hiện nay đang gặp phải. Tại Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm sau sinh theo một số nghiên cứu sàng lọc có thể lên tới 33%. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những hậu quả khó lường cho sản phụ.
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD – Autism spectrum disorder): Tự kỷ là các rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn, và sự phát triển trí tuệ không đều đôi khi có khuyết tật về trí tuệ.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention deficit hyperactivity disorder): Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. 3 dạng ADHD chủ yếu là giảm chú ý, tăng động/bốc đồng, và kết hợp cả hai dạng trên.
>> Bạn nên đọc thêm: Sức khỏe tinh thần của phụ nữ bị trầm cảm sau sinh là gì?
Căng thẳng (stress): Stress là cảm giác choáng ngợp hoặc không thể đối phó với áp lực tinh thần hoặc cảm xúc. Stress còn được hiểu là phản ứng của cơ thể khi chúng ta gặp áp lực.
Kiệt quệt (burn-out): Tình trạng kiệt quệ là một dạng phản ứng trước căng thẳng kéo dài của cơ thể. Lúc này, bạn sẽ thường cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, hoài nghi và cụ thể là giảm khả năng chuyên môn của mình.
>> Bạn đọc thêm: Triệu chứng lao lực về sức khỏe tinh thần là gì?
Chăm sóc sức khỏe tinh thần không chỉ giới hạn ở việc tham vấn tâm lý, hay tham gia các nhóm hỗ trợ trị liệu. Mà còn là tất cả những thói quen, hoạt động, sinh hoạt của chúng ta trong đời sống hàng ngày.
Nếu để kể về những cách chăm sóc sức khỏe tinh thần là gì thì thật sự là rất nhiều. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ hoạt động nào khiến bạn cảm thấy vui; và cho phép những suy nghĩ của bạn tạm thời bình yên lại, thì đó cũng là cách hiệu quả cho riêng bạn.
>> Sức khỏe tinh thần của gia đình là gì: 7 hoạt động giúp gắn kết gia đình
Đây là phương pháp giúp bạn điều trị bệnh tinh thần bằng cách trò chuyện với chuyên gia tâm lý về những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của bạn. Các chuyên gia sẽ đóng vai trò như một người bạn lắng nghe mà không phán xét. Từ đó, họ sẽ gợi mở cho bạn giải pháp tốt nhất để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Một số liệu pháp trị liệu tâm lý phổ biến:
>> Bạn nên đọc thêm: Chăm sóc sức tinh thần cho gia đình là có những cách gì?
Tùy thuộc vào chẩn đoán rối loạn tâm thần; bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc phù hợp. Bạn lưu ý là không nên tự ý sử dụng thuốc để tự điều trị; bạn luôn cần sự chỉ định và tham vấn từ bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý lâm sàng.
Trước khi kết thúc nội dung, MarryBaby có một điều muốn chia sẻ thêm với bạn. Đó là đôi khi bạn có quyền cảm thấy bất ổn, có quyền được nghỉ ngơi, có quyền chọn những điều tốt nhất cho mình, đặc biệt là chọn bên cạnh những người yêu quý và luôn tin rằng bạn sẽ có thể tốt hơn trong tương lai. Vậy nên chọn yêu bản thân thì sẽ không cần cảm thấy có lỗi vì điều đó! Hy vọng bài viết đã giải đáp câu hỏi sức khỏe tinh thần là gì; và chỉ ra những gì bạn làm là giúp cho sức khỏe tinh thần của bạn tốt hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Good mental health
https://www.healthdirect.gov.au/good-mental-health
Ngày truy cập: 07/10/2022
2. Mental Health
https://www.paho.org/en/topics/mental-health
Ngày truy cập: 07/10/2022
3. Mental health: strengthening our response
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/mental-health-strengthening-our-response
Ngày truy cập: 07/10/2022
4. Schizophrenia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/schizophrenia/symptoms-causes/syc-20354443
Ngày truy cập: 07/10/2022
5. Types of mental illness
https://www.healthdirect.gov.au/types-of-mental-illness
Ngày truy cập: 07/10/2022
6. Types of mental illness
https://medlineplus.gov/mentaldisorders.html
Ngày truy cập: 07/10/2022