Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dưa lưới là loại quả thơm ngon và đầy chất dinh dưỡng. Quả chứa nhiều vitamin C, vitamin A và các chất dinh dưỡng cần thiết khác giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Bạn hãy cùng tìm hiểu 7 tác dụng của dưa lưới để không bỏ lỡ nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu này trong chế độ ăn hàng ngày nhé.
Nếu ăn dưa lưới đúng cách, đây quả thật là loại trái cây “vàng” cung cấp cho bạn nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Mỗi ngày đôi mắt của bạn phải trải qua 1 ngày dài quan sát không ngừng nghỉ. Vì vậy, bạn nên có thói quen bổ sung vitamin A kịp thời để cải thiện thị lực cho mắt.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), dưa lưới có nhiều beta-carotene hơn các loại trái cây khác như quả mơ, bưởi, cam, đào, quýt, xuân đào, xoài…
Một nghiên cứu đã cho thấy các loại dưa với vỏ màu cam như dưa lưới có lượng beta-carotene tương đương với cà rốt.
Beta-carotene là một loại carotenoid giúp rau quả có màu sắc tươi sáng. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A có tác dụng bảo vệ sức khỏe mắt, giúp tế bào hồng cầu khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.
Theo nghiên cứu, 1 bát dưa lưới chứa hơn 100% giá trị vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tác dụng của vitamin C cũng giúp tham gia vào quá trình sản xuất mạch máu, sụn, collagen có trong xương và cơ bắp.
Bên cạnh đó, vitamin C có trong dưa lưới còn có tác dụng trong việc chống các bệnh như hen suyễn, ung thư, tiểu đường… Đây còn là vitamin có khả năng cải thiện làn da để bạn trông trẻ trung hơn đấy.
Folate là vitamin B9 có trong các loại thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau quả, sữa… Chất này giúp ích cho chị em phụ nữ khi mang thai, đồng thời ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ khi còn trong bụng mẹ.
Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần tiêu thụ 400-600mcg (*) folate mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư (ung thư vú, ung thư phổi…). Vitamin B9 còn giúp cải thiện trí nhớ, loại bỏ nếp nhăn để duy trì sự đàn hồi của làn da.
Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã cho biết, vitamin B9 có thể giúp tăng cường sức khỏe khi bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin B9 quá cao sẽ kích thích hoặc làm trầm trọng thêm bệnh nếu bạn bị ung thư giai đoạn sau.
(*) mcg (microgam) = 0,001g (gam).
Giống như hầu hết các loại trái cây, dưa lưới chiếm 90% hàm lượng nước. Tác dụng của dưa lưới sẽ giúp bạn nạp đủ nước trong suốt cả ngày vận động mệt mỏi để từ đó cải thiện hệ tim mạch.
Khi bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể, tim sẽ không phải làm việc nhiều để bơm máu. Nước cũng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp thận khỏe mạnh và làm huyết áp ổn định.
Nếu thiếu nước, cơ thể bạn có thể gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu, khô da, khô miệng, táo bón… Các trường hợp nghiêm trọng hơn là khiến nhịp tim bạn đập nhanh, lú lẫn, huyết áp thấp, da khô, ngất xỉu…
Mất nước cũng làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Do đó, bạn nên bổ sung nước kịp thời cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước nhé.
Chất xơ trong dưa lưới không chỉ giúp bạn ngăn ngừa táo bón mà còn giúp:
Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2015-2020 cho thấy chỉ tiêu một người cần tiêu thụ chất xơ như sau:
Một miếng dưa lưới cỡ trung bình cung cấp 4% kali hàng ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali giúp giữ cân bằng nước giữa các tế bào và chất lỏng trong cơ thể. Kali cũng rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp điều chỉnh hệ thần kinh não và sự co giãn các cơ. Từ đó, bạn đỡ mệt mỏi hơn trong quá trình vận động.
Một bát dưa đỏ chứa 1,5g protein cùng một lượng nhỏ nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin K, niacin, choline, canxi, magie, phốt pho, kẽm, đồng, mangan, selen…
Dưa lưới với nhiều hợp chất dinh dưỡng cần thiết đã trở thành một sự lựa chọn trái cây bổ dưỡng và toàn diện mà bạn nhất định không nên bỏ qua.
Dưa lưới là loại trái cây được trồng quanh năm, nhưng mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để ăn vì quả tươi, mọng nước và ngon ngọt.
Khi chọn một quả dưa lưới chín, bạn hãy tìm quả có kích thước đối xứng và có cảm giác hơi nặng. Màu sắc nên chọn là màu vàng cam nhạt, không có màu xanh lá cây. Dưa chín nên có mùi thơm và vị ngọt thanh mát.
Bạn nên ăn dưa lưới trong vòng 3 ngày kể từ ngày mua để hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ quả.
Để nhận được nhiều tác dụng của dưa lưới, bạn có thể chế biến món ăn này thay cho bữa sáng để giúp tăng cường năng lượng cho ngày dài năng động.
Dưa lưới ướp lạnh là một món ăn đơn giản mà ai trong gia đình bạn đều có thể làm được. Bạn chỉ cần cắt dưa lưới thành từng miếng mỏng 2-3cm rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ, thế là có một bữa tráng miệng mát lạnh và đầy sảng khoái rồi.
Loại thức uống bổ dưỡng này được làm từ dưa lưới, kết hợp sữa chua và ít đường. Bạn có thể làm món sinh tố truyền thống bằng cách gọt vỏ dưa lưới, sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn cho vào máy xay sinh tố. Cuối cùng bạn thêm chút đường, sữa và ít đá vào xay nhuyễn là đã có được ly sinh tố bổ dưỡng cho ngày hè cùng gia đình.
Tương tự như dưa hấu, dưa lưới cũng có lớp cùi dày, màu nhạt và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Bạn chỉ việc gọt sạch lớp vỏ bên ngoài, ăn phần thịt bên trong. Phần cùi thì bạn đem ép lấy nước, pha thêm chút đường, ít đá là đã có món nước ép dưa lưới mát lạnh.
Tác dụng của dưa lưới có thể mang đến cho bạn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ăn loại trái cây này điều độ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như làm tăng lượng đường trong máu, làm gan, thận tổn thương nặng thêm…
Nguyễn Kiều Vân
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.