Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/10/2020

Chuẩn bị sinh con: Khoản chi phí sinh con sẽ như thế nào?

Chuẩn bị sinh con: Khoản chi phí sinh con sẽ như thế nào?
Nếu chỉ ngồi và nhìn những khoản liệt kê này, đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm và ngại có con. Nhưng nếu lên kế hoạch và có sự chuẩn bị từ trước, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều.

Khi bạn cùng chồng (hoặc vợ) quyết định có con thì có khá nhiều việc bạn cần làm trước khi thực hiện thiên chức cao cả này:

1. Giải quyết nợ nần

Hãy kiểm tra tài chính gia đình và giải quyết nợ nần trước khi chuẩn bị sinh con. Nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới còn nợ những khoản chi phí cho đám cưới, tiền mua nhà, trang trí nội thất… Nên giải quyết các khoản nợ trước khi chuẩn bị sinh con, nếu không, gia đình bạn sẽ càng khó xoay trở hơn khi có thêm thành viên nữa.

2. Dự phòng tài chính chi phí cho mẹ

Sau khi đã giải quyết nợ nần, hai vợ chồng bạn cần lên kế hoạch để dành tiền tiết kiệm để chuẩn bị đón thành viên mới. Bạn cần chuẩn bị chi phí sinh con như:

  • Khám thai và sinh đẻ: Khi có em bé, phụ nữ mang thai sẽ phải đến bệnh viện thường xuyên để theo dõi thai kỳ, xem em bé nhà bạn phát triển thế nào. Ngoài ra, chi phí nằm viện khi sinh sẽ rất tốn kém. Nếu bạn chọn khám và sinh con ở những bệnh viện lớn, bệnh viện quốc tế thì chi phí sinh con sẽ càng cao hơn.
  • Chuẩn bị sinh con: chi phí sinh con
    Chuẩn bị tốt vấn đề tài chính trước khi sinh con bạn sẽ không phải lo lắng nhiều việc phát sinh sau đó

  • Quần áo cho mẹ: Đây là khoản chi phí sinh con mà nhiều bà mẹ tương lai quên mất khi lập kế hoạch tài chính. Vì thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể bạn không thay đổi quá nhiều nên vẫn có thể sử dụng các trang phục cũ. Sau đó, quá trình tăng cân diễn ra nhanh hơn, bạn cần thay đổi kích cỡ quần áo. Do đó, dù chi phí này nhỏ nhưng bạn cũng không nên quên liệt kê trong kế hoạch tài chính để hạn chế lại những phát sinh ngoài dự kiến. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản của trang phục bà bầu là thoải mái vận động nên bạn cũng không cần phải bỏ quá nhiều tiền vào những mốt thời trang “ngắn hạn” này.
  • Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho mẹ: Phụ nữ mang thai cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khoẻ của mẹ như axit folic để hạn chế nguy cơ khuyến tật ống thần kinh, viên sắt để tránh thiếu máu, viên bổ sung canxi… Đặc biệt nhu cầu dinh dưỡng, dưỡng chất trong quá trình mang thai sẽ cao hơn so với bình thường vì vậy mà việc đầu tư tài chính cho việc bồi dưỡng sức khỏe là hoàn toàn cần thiết. Những chi phí sinh con này hoàn toàn tính được dựa trên giá cả của những loại sữa dành cho bà bầu hay những thực phẩm chuyên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.
  • Mang thai cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt và vì thế, chi phí cho thực phẩm cũng tăng theo.
    • Chi phí sinh con cho thời gian nghỉ thai sản: Sau khi sinh bạn sẽ có khoảng 6 tháng không đi làm nên thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút trong khi các khoản chi phí trong gia đình như tiền điện, nước, cáp, ăn uống, đi lại… vẫn phải thanh toán. Mặc dù bạn vẫn được hưởng lương theo chế độ bảo hiểm xã hội nhưng thu nhập thực tế của bạn sẽ giảm đi. Vì vậy, không gì tốt hơn là hãy chuẩn nguồn tài chính cần thiết cho khoảng thời gian mà bạn chưa đi làm trở lại trong kế hoạch tài chính của mình để tránh tình trạng thiếu trước hụt sau.

    3. Chi phí cho em bé

    Đây là chi phí lớn nhất cần dự trữ trong ngân sách và đặc biệt sẽ kéo dài liên tục nên gia đình bạn có thể xem đây là các khoản chi phí dài hạn. Cụ thể là một số khoản phí như sau:

  • Chi phí sinh con: Sữa cho em bé: Nếu may mắn bạn có nguồn sữa mẹ đủ dồi dào để bé bú trong khoảng thời gian đầu đời, tuy nhiên một số bà mẹ chỉ có sữa trong 3 tháng đầu hoặc không có sữa, hoặc sữa không đủ cho bé bú thì phải sử dụng thêm sữa ngoài. Đây là khoản phí tương đối lớn và lâu dài mà bạn cần tính toán dự trù. Tham khảo ngay giá cả các loại sữa em bé và bổ sung vào bảng kế hoạch chuẩn bị tài chính để có con của mình, bạn nhé!
  • Vật dụng cá nhân: quần áo, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu bé là con đầu lòng. Hãy tham khảo ý kiến của những người kinh nghiệm để tham khảo và lên danh sách những vật dụng thật sự cần thiết cho bé cũng như số lượng phù hợp để tránh trường hợp lãng phí, mua dư thừa vì bé phát triển rất nhanh, mỗi giai đoạn bé sẽ có nhu cầu khác nhau.
  • Chi phí gửi nhà trẻ, học phí: Đây là khoản chi phí sinh con không hề nhỏ nhưng bạn có thể dự toán trước. Tính toán chi phí này bình quân theo mỗi tháng và bình quân theo năm ít nhất trong 5 năm đầu đời.
  • Dự phòng bất trắc, bệnh tật: Đây chỉ là khoản chi phí sinh con dự phòng thêm, nhưng không thể không có. Vì nhiều bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng nhiều bé vừa sinh ra đã bệnh. Kéo thêm chi phí phát sinh sẽ rất lớn, nên tốt nhất bạn cần dự phòng trước.
  • 4. Lên kế hoạch tài chính cho chi phí sinh con

    Sau khi đã lập danh sách và liệt kê từng khoản chi phí cho từng mục như trên, chúng tôi tin rằng bạn đã ước chừng được chi phí tổng cần thiết. Với tổng chi phí dự trù này các cặp vợ chồng có thể bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, tính toán chi tiêu trong khoản thu nhập của hai vợ chồng như:

    • Chia tổng thu nhập có được thành nhiều phần, trong đó có phần tiết kiệm tài chính chuẩn bị cho em bé trong tương lai. Tốt nhất bình quân chia theo từng tháng chi phí cho con trong ít nhất 5 năm đầu đời của bé.
    • Hạn chế và giảm bớt các khoản chi tiêu có thể tiết giảm như như ăn uống nhà hàng, du lịch, giải trí…
    • Tuỳ theo điều kiện thực tế gia đình để cân đối các chi phí như khám thai ở bệnh viện công thay vì phòng khám quốc tế, quần áo bầu và em bé cũng như các vật dụng không nhất thiết phải mua mới hoàn toàn vì bạn có thể xin lại những vật dụng này…. nếu gia đình bạn không quá dư giả về tài chính.
    • Lựa chọn và mua bảo hiểm có lợi ích như Bảo hiểm thai sản.

    Mua sắm vật dụng thông minh và tập thói quen chi tiêu hợp lý sẽ giúp vợ chồng bạn chủ động và có những điều kiện để chăm sóc và nuôi dạy con tốt nhất.

    Nếu chỉ ngồi và nhìn những khoản liệt kê này, đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm và ngại có con. Nhưng nếu lên kế hoạch và có sự chuẩn bị từ trước, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm thêm một số khoản như: Khám thai và sinh đẻ bằng bảo hiểm y tế, quần áo của bạn và em bé bạn cũng có thể xin lại của một số người thân quen, vì thật ra, đồ cũ được giặt giũ nhiều lần sẽ mềm và mát hơn đồ mới. Hoặc khi đến ngày sinh, bạn cũng có lương được trợ cấp từ bảo hiểm xã hội… Nếu trừ ra, bạn sẽ thấy giảm được một khoản chi phí đáng kể. Bạn cũng nên nhớ rằng, ngoài vấn đề tài chính thì vấn đề chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh cũng quan trọng không kém trước khi chuẩn bị sinh con.

    Hạnh Phan

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x