Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/09/2021

Bí quyết lập kế hoạch tài chính gia đình trọn đời bạn cần biết

Bí quyết lập kế hoạch tài chính gia đình trọn đời bạn cần biết
Từ ngày có thêm thành viên mới, chi phí tiêu xài độn lên gấp bội. Nếu không lên kế hoạch tài chính khoa học, bạn sẽ bị chứng stress vì tiền nong “đeo bám” dài dài. Áp dụng hai phương pháp chi tiêu thông minh sau để thổi bay nỗi lo tiền bạc nhé!

Kế hoạch tài chính gia đình của bạn như thế nào? Ở tuổi 30, con người đã đạt được sự chín chắn về tuổi đời, tuổi nghề đồng thời sở hữu 1 gia đình nhỏ.

Điều quan trọng, bạn cần phát triển và duy trì thói quen lành mạnh này. Thậm chí với 100 nghìn đồng, bạn vẫn có thể bắt đầu áp dụng tiết kiệm.

Đầu tiên, chia số tiền đang sở hữu vào 6 chiếc lọ hoặc 6 tài khoản ngân hàng, hay còn gọi là 6 quỹ tài chính. Lưu ý, 6 quỹ này cần phải tách biệt hoàn toàn.

Mỗi khi tiền về, có lương hay thưởng hoặc bất kể nguồn thu nhập nào, kế hoạch tài chính gia đình lý tưởng là chia khoản tiền này vào 6 quỹ: Chi tiêu hàng ngày, Tiết kiệm dài hạn, Đầu tư giáo dục, Hưởng thụ, Cho tặng, Tự do tài chính.

1. Chi tiêu hàng ngày cho gia đình: 55%

Quỹ này giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cuộc sống: Ăn uống, xăng xe, điện thoại, hóa đơn điện nước, quần áo và các chi phí khác.

Nếu cảm thấy khó khăn khi không thể sống với 55% thu nhập hoặc cần gia tăng nguồn thu hay muốn đơn giản hóa cuộc sống, nên tìm cách tiết kiệm thay thế. Chẳng hạn thay vì đi taxi, bạn chuyển sang xe bus, xe máy; thay vì ra ngoài ăn, tự nấu nướng ở nhà.

2. Tiết kiệm dài hạn: 10%

Quỹ này lập ra với hai mục đích: Tiết kiệm cho dài hạn và tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp. Ban đầu, bạn nên chia số tiền 10% tổng thu nhập này thành hai phần bằng nhau cho hai mục đích.

Khi đã tiết kiệm đủ cho những trường hợp khẩn cấp, giá trị tương đương khoảng 6 tháng chi tiêu hàng ngày, bạn có thể cất riêng khoản này. Sau đó, tập trung toàn bộ cho những mục tiêu lâu dài như mua nhà, mua ô tô, cho con vào đại học.

3. Đầu tư giáo dục: 10%

Bạn dùng quỹ này để phát triển giáo dục cho cả gia đình: Tham gia các lớp học, hội thảo, mua sách vở. Bạn nên nhớ, cách đầu tư tốt nhất chính là đầu tư vào học tập, không chỉ cho con cái mà cả cho bản thân.Kế hoạch tài chính

6. Tự do tài chính: 10%

Tự do tài chính đồng nghĩa bạn sống một cuộc sống như mong muốn, nhưng không nhất thiết phải làm việc quá cật lực hay phụ thuộc tài chính vào một ai khác. Nhiều người có thể về hưu sớm, sống thoải mái là nhờ họ được tự do tài chính.

Với tiền trong quỹ này, bạn tuyệt đối không đụng đến, bởi chiếc lọ Tự do tài chính chỉ dùng để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động cho bạn. Lập quỹ này thường được ví như nuôi một con ngỗng để đẻ trứng vàng.

Do đó, bạn tuyệt đối không được ăn thịt ngỗng, tức là không được tiêu tiền trong kế hoạch tài chính gia đình cố định này.

Kế hoạch tài chính và dòng tiền theo nguyên tắc 4-3-2-1

Dù thu nhập gia đình bạn là bao nhiêu, cũng nên để dành tiết kiệm ít nhất 10%. Chẳng hạn với thu nhập 15 triệu đồng mỗi tháng, để đảm bảo chi tiêu trong gia đình, kế hoạch tài chính gia đình lý tưởng là bạn nên chia tổng thu nhập của hai vợ chồng thành 4 quỹ:

  • Chi tiêu chung cả nhà
  • Chi tiêu riêng cho vợ chồng
  • Chi tiêu cho con và phần còn lại là Tích lũy

Có thể chia theo tỉ lệ lần lượt là 4-3-2-1 hay 3-3-3-1 tùy điều kiện thực tế của gia đình theo bảng dưới đây:

kế hoạch tài chính gia đình
Bảng tham khảo cách tiết kiệm chi tiêu theo nguyên tắc 4-3-2-1

Sau khi lĩnh lương, bạn nên chia số tiền theo tỉ lệ và bỏ riêng từng quỹ vào các phong bì để chi tiêu. Tuyệt đối đừng vì bí bách, lấy quỹ này dùng tạm cho quỹ kia, hay đến ngày đóng học phí cho con phải chạy đôn chạy đáo vay mượn.

Để tránh tình trạng tiền nong chật vật, những khoản cố định bắt buộc phải chi như tiền sữa, tiền học cho con, tiền đi chợ, điện, nước, gas bạn cũng chia nhỏ, bỏ vào từng phong bì riêng và kiên quyết không dùng đến.

Số tiền nên có trong quỹ này từ 4-6 tháng lương trung bình của bạn. Bạn đừng đụng đến khoản tiền này cho các mục đích du lịch, mua sắm. Duy trì quỹ này càng lâu, tuổi về hưu của bạn càng nhẹ nhàng.

1. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế hộ dành cho cả gia đình là hình thức chăm sóc sức khỏe cho tất cả thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Đây cũng là bảo hiểm không mang tính lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Quyền lợi của Bảo hiểm y tế là người tham gia được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh và điều trị nội trú tại hệ thống bệnh viện Trung ương, tỉnh, huyện hoặc xã (tùy theo lựa chọn đúng tuyến hay trái tuyến).

2. Bảo hiểm sức khỏe

Khác với bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm y tế thương mại hay bảo hiểm sức khỏe do các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà nước cung cấp.

Người tham gia bảo hiểm sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí thuốc men, điều trị nếu chẳng may gặp vấn đề về sức khỏe.

Mức phí đóng bảo hiểm sức khỏe phụ thuộc vào điều kiện kế hoạch tài chính gia đình của người tham gia và có thể tỷ lệ thuận với quyền lợi bảo hiểm. Đóng phí bảo hiểm càng cao thì bạn sẽ nhận được càng nhiều quyền lợi và chất lượng phục vụ tốt hơn.

3. Bảo hiểm tai nạn

Bảo hiểm tai nạn được xem như giải pháp hỗ trợ kế hoạch tài chính gia đình kịp thời trong trường hợp người được bảo hiểm gặp phải tai nạn ngoài ý muốn, dẫn đến người tham gia tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

Quyền lợi của bảo hiểm tai nạn là hỗ trợ chi trả các chi phí liên quan trong quá trình điều trị, bao gồm phí nằm viện, phí thuê phòng, thuê xe cấp cứu, phí phẫu thuật hoặc sử dụng thiết bị y tế (tùy theo quy định của mỗi công ty).

4. Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ cho gia đình là sản phẩm bảo hiểm bảo vệ tài chính cho gia đình người tham gia, người thụ hưởng nếu chẳng may người tham gia bảo hiểm gặp phải rủi ro thương tật, tử vong, bệnh hiểm nghèo… tùy thuộc vào quyền lợi cụ thể được quy định trên hợp đồng bảo hiểm.

Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay còn có thêm nhiều hình thức với các quyền lợi phong phú hơn như bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư, bảo hiểm nhân thọ với quyền lợi chăm sóc sức khỏe…

Trên đây là những kinh nghiệm giúp lập kế hoạch tài chính gia đình. Chỉ cần áp dụng và tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã đề ra sẽ thấy được hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin nêu trên bạn sẽ rút ra được giải pháp phù hợp với gia đình mình.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Family Financial Management https://www.jstor.org/stable/585728 Truy cập ngày 30/9/2021 2. Strong Families: Tips for Healthy Financial Management https://ifas.ufl.edu/media/smartcouplesifasufledu/docs/pdfs/Strong-Families---Tips-for-Healthy-Financial-Management.pdf Truy cập ngày 30/9/2021

3. A Developmental Study of Family Financial Management Practices

https://www.acrwebsite.org/volumes/6486/volumes/v13/NA-13 Truy cập ngày 30/9/2021 4. Family Financial Management — Planning for the Future https://extension.arizona.edu/sites/extension.arizona.edu/files/pubs/az1341i.pdf Truy cập ngày 30/9/2021 5. Family financial management: a real world perspective https://lib.dr.iastate.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=12386&context=rtd Truy cập ngày 30/9/2021  
x