Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/12/2020

Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp được khá nhiều người áp dụng và đã thành công. Đó những chuyển động của cơ thể, những cử chỉ, những tư thế... để tăng thêm tính thuyết phục cho câu chuyện bạn muốn truyền tải.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp giúp cuộc nói chuyện thêm thú vị và hiệu quả thông tin được truyền tải dễ dàng hơn. Với bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt trong kinh doanh hay thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể chính là cách đơn giản nhất để bạn có thể “nói ít” nhưng người khác sẽ “hiểu nhiều”.

1. Giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng mắt là một trong những hình thức hỗ trợ hữu ích cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Người ta vẫn thường nói, ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, cho nên việc giao tiếp bằng mắt rất cần thiết và quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp.

Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 1
Giao tiếp bằng mắt là tiếp xúc đầu tiên của con người khi bắt đầu cuộc trò chuyện

Nhiều người thường cho rằng, giao tiếp bằng mắt là nên nhìn thẳng vào mắt của đối phương, nhưng trên thực tế, việc đó sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu. Tốt nhất, khi sử dụng hình thức này trong giao tiếp, bạn nên tìm một điểm khác trên cơ thể của đối phương và nên tránh những điểm nhạy cảm.

Điểm thích hợp nhất mà bạn nên thử áp dụng là sống mũi của đối phương, hãy nhìn vào đó để giảm bớt sự ngượng ngùng của bạn thân và tránh gây ra sự khó chịu cho người đối diện.

Những lưu ý khi giao tiếp bằng mắt

  • Khi nói chuyện nên nhìn thẳng vào người đối diện không nên nhìn chằm chằm hoặc sử dụng những ánh mắt soi mói, khó chịu, điều này sẽ khiến người đối diện có cảm giác không thoải mái.
  • Thi thoảng, bạn có thể nhìn vào những phạm vi xung quanh để giảm tải áp lực đối với đối phương. Không nên chú ý vào những khuyết điểm trên cơ thể của họ, điều đó sẽ gợi lên cho họ những suy nghĩ tiêu cực từ bạn.
  • 2. Giao tiếp bằng tay

    Con người thường bị thu hút bởi những cử chỉ hành động của người đối diện khi giao tiếp. Tục ngữ có câu: “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”, việc vận dụng bàn tay trong quá trình giao tiếp nó cũng phần nào chỉ ra được bạn là con người như thế nào, có kỹ năng sống hoàn hảo ra sao.

    ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
    Tư thế đứng cũng góp phần quyết định bạn có thành công trong việc truyền tải thông điệp

    Một số tư thế cần tránh khi giao tiếp bằng tay

  • Cho tay vào túi quần: sẽ mang lại cho đối phương cảm giác bạn là người kênh kiệu và khó hòa đồng.
  • Khoanh tay trước ngực: tư thế này cho thấy bạn là người khó gần, bạn đang trong một tư thế phòng thủ khiến đối phương khó cởi mở.
  • Chỉ tay: Hẳn rằng bạn cũng không thích bị chỉ tay vào mặt mình cho nên tuyệt đối khi giao tiếp không nên chỉ tay vào mặt của đối phương.
  • 3. Giao tiếp bằng nụ cười

    Nụ cười là một cách truyền cảm hứng tốt nhất trong việc giao tiếp. Bạn đừng nên tiết kiệm nụ cười khi nó là vốn có sẵn trong con người của bạn. Nó có thể mang lại không chỉ cho bạn mà cho cả đối phương cảm giác thoải mái, thân mật, dễ gần.

    Tuy nhiên, không phải cười đều áp dụng cho tất cả mọi việc, bạn nên áp dụng nụ cười tùy vào những hoàn cảnh, trường hợp khác nhau mà sử dụng “vũ khí” nụ cười sao cho phù hợp. Một nụ cười đẹp là nụ cười không nên để hở những khuyết điểm của bản thân như cười quá lớn, cười hở lợi… Hãy luôn chọn cho mình một nụ cười thích hợp nhất với khuôn mặt và phù hợp với hoàn cảnh trong lúc giao tiếp vì nụ cười là chìa khóa mở cửa cho con đường giao tiếp nhờ ngôn ngữ cơ thể của bạn đấy!

    > Bạn có biết ý nghĩa tuyệt vời của nụ cười đối với cuộc sống?

    4. Giao tiếp qua tư thế

    Khi giao tiếp, hãy luôn giữ cho mình một tư thế thật thoải mái, đừng nên để người khác thấy bạn quá gồng mình hay thõng vai. Điều đó chỉ làm cho người đối diện cảm thấy bạn đang nói chuyện với một thái độ miễn cưỡng, không thoải mái và chắc sẽ khó có thể mang lại hiệu quả cao.

    ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 3
    Ngôn ngữ cơ thể qua tư thế ngồi của bạn

    Do đó, trong quá trình giao tiếp, bạn không nên vung tay vung chân, cử động không ngừng. Những hành động này sẽ khiến cho người đối diện cảm giác bạn đang không tập trung hoặc đang muốn nhanh chóng chấm dứt cuộc nói chuyện này.

    5. Giao tiếp bằng khoảng cách

    Yếu tố khoảng cách cũng có ý nghĩa khá lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. Việc giữ khoảng cách xa hay gần với đối tượng giao tiếp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của cuộc nói chuyện.

    Duy trì một khoảng cách hợp lý tùy thuộc vào mức độ thân thiết của bạn với người nghe. Đây cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với họ. Nếu mối quan hệ không quá thân thiết, khoảng cách quá gần sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Vì vậy, hãy luôn giữ khoảng cách tốt nhất trong khi giao tiếp bạn nhé!

    Thu Hằng

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x