Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Làm giàn cho dưa leo cố định và chắc chắn, cây bò nhanh và thuận tiện, cho quả năng suất cao hơn. Cách này có thể áp dụng khi trồng rau quả trên sân thượng.
Bạn có thể sử dụng các loại cọc như tre, nứa, gỗ, sắt hoặc bê tông,… để làm giàn, tuỳ theo diện tích trồng. Chuẩn bị lưới để giăng lên giàn cũng cần thiết.
Khi chuẩn bị, cần chú ý chọn cọc thích hợp để tạo độ cao của giàn. Cây cọc nên có độ cao khoảng 1,5 – 2,5m là hợp lý.
Giàn đặt ngoài trời, bạn lưu ý sử dụng loại dây chắc bền có thể chịu được thời tiết nắng và mưa gió
Yếu tố quan trọng cần chú ý trong cách làm giàn dưa chuột là phải chắc chắn, dưa có thể leo bám mà không bị đổ. Giàn càng chắc, gốc cây càng cố định tốt, giúp cây phát triển tối ưu, tỷ lệ hoa đậu trái cao hơn.
Nếu trồng trong thùng xốp tại nhà, bạn cũng có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào vách tường, lang can rồi cắm cọc giăng lưới cho cây leo.
Bước 1: Cố định các cọc tre xuống đất tạo khung sườn cho của giàn như hình chữ A. Liên kết khung sườn giàn lại với nhau bằng dây kẽm hoặc dây cước.
Bước 2: Dùng các tấm lưới vắt lên xà ngang bên trên khung sườn của giàn, kéo căng và trải lưới giàn đều nhau, sau đó cố định lưới bằng cách dùng dây cước buộc vào khung sườn của giàn.
Bước 1: Cắm các cọc xuống đất theo kiểu hình 2 chữ II, mỗi cọc song song với nhau và cách nhau khoảng 2 – 3m.
Bước 2: Giăng giây vào nóc trên của các cọc và phía dưới mép chân cọc tạo khung sườn cho giàn.
Bước 3: Giăng lưới cho giàn, buộc các góc lưới vào các dây chằng liên kết trên – dưới cột của khung sườn của giàn. Cột cố định dây luồn biên vào dây chằng liên kết trên, các mối cột cách nhau 0,5m.
Bước 4: Dùng tấm lưới lớn kéo trải căng ra như trải bạt che nắng để phủ nóc cho giàn. Nếu không muốn phủ nóc thì bạn có thể bỏ qua bước này.
Dưa chuột dễ trồng, phát triển tốt và ưa đất tơi, xốp, thoát nước, có thể trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch trái là 45 ngày sau khi gieo hạt.
Tuy dưa chuột trồng quanh năm, nhưng vào thời vụ sẽ cho kết quả tốt hơn:
Chuẩn bị: Chậu, Thùng, hạt giống, đất sạch (nên sử dụng đất sạch tribat) một ít phân đạm lân, kali
Gieo và trồng: Đổ đất sạch và chậu. San phẳng đất, hốc sâu 2cm bỏ hạt vào rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi tưới ẩm.
Trong thời kỳ hạt nảy mầm, cần chú ý duy trì độ ẩm của đất vừa phải giúp hạt nhanh nảy mầm. Đất quá khô hạt khô héo không nảy mầm. Đất quá ẩm hạt không nảy mầm bị thối mốc.
Dưa chuột được 4–5 lá thật thì bắt đầu bón lót. Cách pha như sau: Dùng một lượng nhỏ phân đạm và kali pha nước tưới (1 thìa cafe đạm + 1 thìa cafe kali cho 1,5l nước). Sau 4 – 5 ngày tưới lót lần 1 thì bắt đầu làm giàn cho dưa leo lên.
Sau mỗi lứa thu hoạch xong, bạn bổ sung thêm phân đạm để tưới nếu cây còi cọc. Lựa hái bỏ những lá già trước cho quả nhanh to và cây được bền hơn
Loại dưa này cần nhiều nước vì vậy cần duy trì độ ẩm đất thường xuyên cây cho năng suất cao và quả to hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.