- 37 calo
- 7g carbohydrate
- 7g chất xơ
- 3,2mg sắt
- 18,3mg phốt pho
- 170mg canxi (tương đương 23% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày)
- 13mg vitamin C (tương đương 43% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy lá tía tô có công dụng gì đặc biệt không? Nếu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe thì đó là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về những lợi ích mà lá tía tô mang đến cho cơ thể nhé. Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nào.
Lá tía tô, còn được gọi với những cái tên thân quen như é tía, tử tô hay xích tô, là một loại cây thảo mộc dễ dàng nhận biết bởi thân cao có thể lên tới 1m. Lá tía tô mọc đối xứng, viền lá hình răng cưa, mặt dưới màu tía và đôi khi cả hai mặt đều có sắc tím đặc trưng.
Điểm đặc biệt của lá tía tô là toàn bộ cây đều được bao phủ bởi lớp lông nhám mịn và mang hương thơm nhờ tinh dầu tự nhiên. Phần lá được sử dụng nhiều nhất bởi chứa lượng lớn tinh dầu, vitamin cùng khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Nhờ khả năng thích nghi tốt với nhiều loại khí hậu và điều kiện thời tiết tại Việt Nam, cây tía tô rất dễ trồng và chăm sóc, trở thành một loại rau gia vị phổ biến trong mỗi gia đình. Lá tía tô thường được dùng để ăn sống, chế biến món ăn hoặc pha nước uống. Không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho bữa cơm hàng ngày, lá tía tô còn mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Lá tía tô không chỉ được sử dụng như một loại gia vị làm tăng hương vị món ăn, mà còn là một “bác sĩ tại gia” giúp chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Với màu xanh mướt điểm chút gân đỏ đặc trưng, loại lá này từ lâu đã được tận dụng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý như hen suyễn, rối loạn tiêu hoá, tiểu đường…
Nghiên cứu từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) cho biết lá tía tô có khả năng chống dị ứng. Điều này được lý giải bởi trong lá tía tô có chứa axit rosmarinic – một loại chất có tác dụng chống dị ứng. Thậm chí, axit rosmarinic còn có hiệu quả cao hơn cả tranilast là thuốc chống dị ứng hiện đại.
Ở Trung Quốc, tía tô được xem như thảo dược quý dùng để hỗ trợ điều trị hen suyễn. Kết quả từ một nghiên cứu ở trên động vật của Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) cho biết chiết xuất từ lá tía tô giúp giảm viêm, giảm co thắt đường thở, từ đó cải thiện đáng kể các vấn đề về hô hấp. Nhờ vậy mà bệnh nhân bị hen suyễn có thể cân nhắc đáp ứng điều trị bằng dầu hạt tía tô sẽ có hiệu quả tích cực đến quá trình điều trị.
Lá tía tô chứa nhiều hợp chất quý trong đó có luteolin – một chất chống oxy hoá có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, axit rosmarinic và triterpene có trong lá tía tô cũng có khả năng chống lại tế bào ung thư. Đặc biệt, việc bôi chiết xuất axit rosmarinic và triterpene tại chỗ còn có thể giúp ức chế ung thư da.
Nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng dầu hạt tía tô chứa rất nhiều axit alpha-linolenic (ALA) – một loại omega-3 quý giá, có khả năng làm đẹp da và giảm kích ứng hiệu quả. Axit rosmarinic có trong lá tía tô tự nhiên cũng giúp làm dịu da mẩn đỏ và kích ứng, đặc biệt phù hợp cho da nhạy cảm. Chính vì những đặc tính này, dầu hạt tía tô thường có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da trên thị trường.
Ngoài ra, dầu hạt tía tô chứa chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn và sạm màu, mang lại làn da mịn màng, khỏe mạnh. Đặc tính phục hồi tự nhiên của nó còn giúp cải thiện tổn thương da và tăng độ đàn hồi.
Lá tía tô chứa một lượng lớn chất xơ, độ kiềm cao hỗ trợ thúc đẩy quá trình thanh lọc làm giảm sự hình thành của axit uric, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh gout. Đồng thời, loại lá này còn giúp cải thiện tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy bụng, trào ngược dạ dày hay táo bón nhẹ.
Theo nghiên cứu từ Viện Y học Quốc gia (Hoa Kỳ), chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ giảm cân và cải thiện chỉ số lipid máu ở người béo phì. Đồng nghĩa với việc chiết xuất này giúp giảm hấp thụ chất béo, tăng cường chuyển hóa nhờ vào lượng protein thực vật, khoáng chất và vitamin dồi dào. Đối với phụ nữ béo phì, uống nước lá tía tô hàng ngày là phương pháp giảm cân hiệu quả.
Hai hợp chất axit rosmarinic và axit caffeic trong lá tía tô được nghiên cứu là có hoạt tính chống trầm cảm. Tía tô còn là thành phần trong bài thuốc chống trầm cảm Banxia Houpo – một công thức y học cổ truyền lâu đời ở Trung quốc chuyên điều trị các rối loạn tâm lý.
Trong y học cổ truyền, lá tía tô được xem là vị thuốc quý, giúp giải cảm một cách hiệu quả bởi nó có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tác động vào ba kinh tâm, phế, tỳ. Lá tía tô mang lại nhiều công dụng chữa bệnh như phát hãn (toát mồ hôi để giải cảm), trừ ôn dịch và lý khí tiêu đờm, chữa cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, giảm triệu chứng dị ứng, buồn nôn, đau trướng bụng, hỗ trợ điều trị bí đại tiện.
Lá tía tô có thể được chế biến thành nhiều loại thức uống nhưng nước lá tía tô là một bài thuốc phổ biến hơn cả và có thể được sử dụng hàng ngày.
Để tận dụng tối đa công dụng của nước lá tía tô, bạn nên chú ý các điểm sau:
Vì lá tía tô khá nhanh hỏng nên để bảo quản được tươi lâu, bạn nên cắt bớt cuống lá rồi xếp vào trong hộp đựng thực phẩm ở ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn nữa thì bạn có thể phơi khô.
Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng lá tía tô, bởi nó có đặc tính chống sưng viêm, giảm ốm nghén thai kỳ, hỗ trợ tiêu hóa, điều trị trầm cảm… là những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu. Nhưng mẹ vẫn cần lưu ý sử dụng với mức độ vừa phải để tránh các ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ của cả mẹ và bé nhé!
Nhiều người cho rằng việc uống nước lá tía tô hàng ngày thay cho nước lọc là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng đúng cách và vừa phải. Cũng như mọi loại thực phẩm khác, sử dụng quá nhiều chưa chắc đã là giải pháp tốt. Dưới góc nhìn của y học cổ truyền thì càng không nên dùng tía tô trong thời gian kéo dài, bởi trong lá có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, nóng trong người và vài tác dụng phụ không mong muốn khác.
Sở hữu nhiều hoạt chất có lợi, lá tía tô là một món quà từ thiên nhiên với vô số công dụng, từ cải thiện các bệnh đường hô hấp đến hỗ trợ giảm cân và làm đẹp. Việc bổ sung lá tía tô vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn mang đến nhiều lợi ích lâu dài.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ethnomedicinal, Phytochemical and Pharmacological Investigations of Perilla frutescens (L.) Britt.
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6337106/
Ngày truy cập: 5/12/2024
Rosmarinic acid
https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Rosmarinic-acid
Ngày truy cập: 5/12/2024
Anti-Inflammatory and Antipruritic Effects of Luteolin from Perilla (P. frutescens L.) Leaves
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6271665/
Ngày truy cập: 5/12/2024
Perilla leaf extract ameliorates obesity and dyslipidemia induced by high-fat diet
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19444921/
Ngày truy cập: 5/12/2024
Antiobesity Effects of Purple Perilla (Perilla frutescens var. acuta) on Adipocyte Differentiation and Mice Fed a High-fat Diet
https://ift.onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/1750-3841.14288
Ngày truy cập: 5/12/2024
Anti-allergic effect of Perilla frutescens and its active constituents
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12672153/
Ngày truy cập: 5/12/2024
Perilla Leaf Extract Attenuates Asthma Airway Inflammation by Blocking the Syk Pathway
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8128618/
Ngày truy cập: 5/12/2024
Identification of rosmarinic acid as a novel antidepressive substance in the leaves of Perilla frutescens Britton var. acuta Kudo (Perillae Herba)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11917505/
Ngày truy cập: 5/12/2024
Identification of rosmarinic acid as a novel antidepressive substance in the leaves of Perilla frutescens Britton var. acuta Kudo (Perillae Herba)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11025166/
Ngày truy cập: 5/12/2024
Health effects of omega-3,6,9 fatty acids: Perilla frutescens is a good example of plant oils
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3167467/
Ngày truy cập: 12/12/2024