Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/06/2022

Cách giữ an toàn cho trẻ tại nhà mẹ cần chú ý

Cách giữ an toàn cho trẻ tại nhà mẹ cần chú ý
Cha mẹ nào cũng cố hết sức để giữ an toàn cho bé yêu bằng việc để dao và vật nhọn ngoài tầm với của bé, cất các chất tẩy rửa trong tủ có cửa khóa, v.v… Tuy nhiên, đó là với những mối nguy hiểm quá hiển nhiên. Còn những mối nguy hiểm tiềm ẩn thì sao?

Giữ an toàn cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng của các gia đình có trẻ nhỏ. Từ trong nhà ra đến ngoài ngõ, đâu đâu cũng đầy rẫy những mối nguy hại đe dọa con trẻ. Vì thế mẹ nên nhận biết những mối nguy hiểm thường xuyên trong nhà để giúp con tránh xa nhé.

Tránh các vật dụng nguy hiểm để cho trẻ an toàn

Sau đây là một số vật dụng mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho con trẻ:

  • Thảm chùi chân: Những tấm thảm chùi chân không được đặt bằng phẳng hoặc có đường viền nổi ở góc cũng như không có mặt dưới chống trượt chính là nơi tiềm ẩn nguy cơ cho những cú té ngã gây chấn thương ở trẻ nhỏ.
  • Các vật dụng bằng vải: Chẳng hạn như khăn lau chén, rèm cửa, khăn tắm có thể vô tình bắt cháy khi đặt gần bếp lò hoặc máy sưởi. Do đó, cần luôn cẩn thận khi đặt những vật dụng này trong nhà bếp.
  • Bàn có mặt kính: Các loại bàn mặt kính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ phải đưa đi cấp cứu để khâu vết thương khi mặt kính bị vỡ do va chạm mạnh. Nên bỏ đi mặt kính nếu có thể hoặc thay bằng loại bàn khác để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Đồ nội thất có cạnh sắc nhọn: Đây cũng là nguồn cơn của những tai nạn thương tích ở trẻ em do đứt tay hoặc đập đầu. Do đó, khi có trẻ nhỏ trong nhà; bạn nên chọn các vật dụng nội thất dáng tròn hoặc có các đường bo ở góc để an toàn cho trẻ.
  • Tủ có ngăn kéo: Tủ và các ngăn này không được cố định vào tường nên hoàn toàn có thể rớt trúng vào người bé. Bé con có thể tò mò và nghịch ngợm rất thích leo trèo lên các nóc tủ và hậu quả là cả cái tủ cùng các ngăn kéo đổ ập xuống người bé.
  • Bồn tắm và vòi hoa sen: Nhà tắm cũng là nơi tiềm ẩn nhiều hiểm nguy. Cần chú ý đến vị trí của chốt điều chỉnh nhiệt độ và luôn để nhiệt độ nước ở mức trung bình để tránh trường hợp trẻ vô ý làm mình bị bỏng vì nước nóng.
  • Cửa cuốn: Nếu nhà bạn có sử dụng cửa cuốn, cần để mắt tới bé để đảm bảo an toàn cho trẻ và không cho trẻ ở khu vực này một mình.
  • Vật dụng cần lưu ý để an toàn cho trẻ

    Những món đồ sau có thể không quá gây nguy hiểm; nhưng để an toàn cho trẻ; mẹ lưu ý để tránh cho trẻ tiếp xúc, sử dụng:

    • Chìa khóa: Chìa khóa sáng lấp lánh và phát ra âm thanh leng keng là vật khá hấp dẫn đối với trẻ em. Tuy nhiên, chìa khóa thường làm bằng đồng, vì vậy chúng chứa một lượng chì nhỏ. Ngoài ra, chìa khóa là nơi tập trung của khá nhiều loại vi khuẩn. Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ; mẹ không để con chơi hoặc liếm chìa khóa.
    • Máy tính bảng: Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, cho trẻ sử dụng máy tính bảng dường như trở thành điều bình thường của mỗi gia đình. Tuy nhiên, theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, để an toàn cho trẻ; cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại hay tivi. Vì có thể làm ảnh hưởng đối với sự phát triển não bộ của bé; gây rối loạn cảm xúc và kiểm soát hành vi.
    • Điện thoại di động: Giống như máy tính bảng, điện thoại là món đồ chơi không phù hợp với trẻ nhỏ, nhất là những bé dưới 2 tuổi.
    • Đồng xu: Tuy không còn thông dụng nhưng tiền xu vẫn có thể trở thành “sát thủ” nếu chẳng may trẻ nuốt phải. Mẹ cũng nên cẩn thận chú ý những đồ vật có kích thước nhỏ. Với trí tò mò của mình; bé sẽ không ngần ngại đưa chúng vào miệng để “kiểm tra” một chút đâu.
    • Bút chì màu: Nếu đang cùng con thực hiện một “dự án” thủ công nào đó; mẹ nên đặc biệt chú ý nắp của những cây viết. Chúng có thể gây nghẹt đường thở, rất nguy hiểm. Nếu cho trẻ sử dụng bút chì màu, mẹ nên lựa chọn những nhãn hiệu uy tín và an toàn cho trẻ em. Bé có thể bất ngờ ngậm chúng mà không cần thông báo trước với bạn.

    >> Bạn có thể xem thêm: Bệnh đậu mùa khỉ: Cơn đại dịch tiếp theo sau COVID-19?

    Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong nhà

    1. Các loại hóa chất độc hại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc

    An toàn cho trẻ
    Các loại thuốc cần để xa tầm tay trẻ em
    • Mỹ phẩm và những sản phẩm chăm sóc cơ thể: Nước súc miệng, sản phẩm chăm sóc móng tay, tẩy lông và dầu trẻ em. Không nên để dầu massage trẻ em hoặc những sản phẩm tương tự trong tầm với để an toàn cho trẻ vì có một số ít trường hợp; trẻ sơ sinh đã tử vong vì nuốt phải dầu massage trẻ em.
    • Các loại thuốc kê đơn: Thuốc tim và cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc đái tháo đường, thuốc trị vết thương và thuốc quá hạn.
    • Các loại thuốc giảm đau: Acetaminophen hoặc ibuprofen, những loại thuốc này sẽ gây ngộ độc khi dùng liều lượng lớn. Không bao giờ đưa aspirin cho trẻ nghịch vì có thể dẫn tới triệu chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp về não và gan dẫn đến tử vong. Thuốc ho và cảm lạnh, thuốc bổ sung vitamin, đặc biệt là thuốc bổ sung chất sắt cũng nguy hiểm và không an toàn cho trẻ.
    • Những sản phẩm chùi rửa: Bao gồm bột thông cống, thuốc chùi rửa lò vi sóng, thuốc chùi rửa bồn cầu, chất tẩy trắng, nước rửa chén, chất lau chùi nội thất, chất loại bỏ rỉ sét.
    • Cây trồng đặc biệt: Những loại cây có độc như xoan đào, cây vạn niên thanh có chứa một số chất độc nhẹ có thể khiến trẻ bị nôn mửa khi ăn phải.
    • Sơn pha loãng: Sơn, chất tẩy sơn, dầu lửa, cồn, hóa chất chống đông và nước lau kính đều có nguy cơ khiến bé bị ngộ độc. Vì vậy nếu không phải là loại sơn an toàn cho trẻ em thì mẹ không nên cho con lại gần những nơi đang sơn hoặc vừa mới sơn tường xong nhé.

    >> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ mặc quần lót để làm gì? 5 tác dụng của quần lót nữ mà bạn nên biết

    2. Giữ an toàn cho trẻ em khỏi các loại hóa chất độc hại

    Cất những vật có thể chứa độc vào tủ có khóa: Đảm bảo tất cả kệ tủ đều được khóa cẩn thận, ngay cả khi có vẻ như nằm ngoài tầm với của trẻ vì nhiều bé đã bắc ghế leo lên kệ bếp hoặc thậm chí là tủ lạnh và mở kệ tủ ở rất cao.

    Bỏ tất cả thuốc cũ và quá hạn sử dụng: Không nên vứt thuốc xuống bồn cầu vì có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm và đó cũng chính là nguồn cung cấp nước uống của chúng ta. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có khả năng gây hại. không an toàn cho trẻ thì các chuyên gia khuyến nghị nên vứt chúng xuống bồn cầu thay vì vứt vào thùng rác.

    Nhìn kỹ nhãn thuốc để tìm xem loại thuốc nào nên vứt đi. Nếu không chắc chắn, bạn có thể nhờ dược sĩ kiểm tra hoặc nhờ trung tâm y tế địa phương tư vấn xem bạn nên làm gì với những loại thuốc đó. Nếu ở nơi bạn ở không có chương trình thu hồi thuốc và phải vứt tất cả thuốc vào sọt rác, lấy 1 chai rỗng và cho tất cả thuốc vào và niêm phong thật chặt, ghi rõ vật bạn chứa bên trong.

    Đừng chủ quan với những hộp đựng ghi bảo vệ khỏi trẻ em: Những loại hộp này tuy có cách mở đặc biệt hơn bình thường, nhưng bạn chỉ có thể hy vọng nắp hộp có thể trì hoãn bé mở hộp đủ lâu để bạn có thể kịp thời ngăn cản.

    Giữ nguyên bao bì của thuốc, thuốc tẩy và thậm chí là bột giặt: Không bao giờ để những sản phẩm có độc vào những thùng đựng không nhãn mác hoặc những hộp đựng thức ăn trước đây vì sẽ dễ gây nhầm lẫn; không an toàn cho trẻ.

    An toàn cho trẻ
    Các loại nước tẩy, rửa rất nguy hiểm, không an toàn cho trẻ nếu bé uống phải

    Cất túi xách, ví khỏi tầm tay của bé: Một thỏi son hoặc một chai thuốc đối với trẻ em cũng như là thức ăn, vì thế, nên để túi xách hoặc ví của bạn ở trên cao và không nên mở sẵn trước khi bạn chuyển sang làm việc khác.

    Không bao giờ ám chỉ thuốc ngon như kẹo: Thậm chí nếu bạn đang cố ép bé uống siro kháng sinh có vị thì bạn cũng không nên dụ trẻ đó là một món ngon. Trẻ học bằng cách bắt chước, vì thế nên uống thuốc của bạn khi bé không nhìn thấy. Để an toàn, bạn có thể dạy bé không nên ăn bất cứ thứ gì mà không hỏi ý người lớn trước để an toàn cho trẻ.

    Lắp thiết bị cảnh báo Carbon monoxide quanh nhà: Khí carbon monoxide là một chất khí không màu, không mùi và không vị. Mỗi năm, có hàng ngàn vụ ngộ độc khí carbon monoxide rò rỉ từ lò vi sóng, lò sưởi, lò nướng, van gas, bếp lò và những nơi có lửa. Đảm bảo rằng các thiết bị dùng gas trong nhà đều an toàn để sử dụng và nên lắp một chuông cảnh báo khí carbon monoxide ở mỗi tầng lầu nhà bạn.

    Kỹ năng an toàn cho trẻ: luôn để mắt đến trẻ: Ngay cả khi bạn đã có phương pháp phòng ngừa hoàn hảo nhất thì cũng không nên lơ là trẻ. Bạn càng nên thận trọng khi dẫn trẻ đến nhà bạn hoặc họ hàng, vì có thể chủ nhà không sắp xếp đồ phòng ngừa trẻ em.

    An toàn cho trẻ
    Mẹ luôn phải để mắt đến bé để đảm bảo an toàn cho trẻ

    3. Xử lý thế nào nếu nghi trẻ nuốt chất độc?

    Bạn nên gọi điện thoại ngay cho trung tâm y tế, cấp cứu để nhận được hướng dẫn. Nếu bé bất tỉnh, ngừng thở, gọi điện ngay cho số điện thoại 115 để được cấp cứu kịp thời.

    Tốt nhất là ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ bé bị ngộ độc, gọi ngay cho số đường dây nóng của cấp cứu y tế và đề nghị gặp nhân viên được huấn luyện đặc biệt để trả lời những cuộc gọi về ngộ độc; và những câu hỏi về những chất độc gia đình để đảm bảo an toàn cho trẻ.

    Giới hạn an toàn cho trẻ từ 5-7 tuổi

    Các chuyên gia nói rằng hầu hết trẻ em dưới 10 tuổi chưa thể đi bộ và đạp xe ra đường mà không có sự giám sát của người lớn. Tùy thuộc vào an ninh trong khu phố mà bạn có thể cân nhắc việc có nên cho bé chơi trong sân trước nhà không.

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn về sự an toàn: nơi bạn sống, mức độ giao thông và yếu tố quan trọng nhất, mức độ trưởng thành của trẻ. Bạn là người biết rõ con mình nhất, bé thận trọng hay liều lĩnh? Bé có luôn nghe lời bạn và làm theo những quy định trong nhà?

    Lên 5 tuổi, trẻ em đủ trưởng thành để nhận thức được tầm quan trọng của “an toàn” và biết tuân theo các quy tắc cơ bản. Nhưng có sự khác biệt giữa việc “hiểu” các nguyên tắc và luôn “làm theo” chúng.

    Mẹo giúp mẹ từ chối bé thật khéo:

    Đến bạn cũng có lúc thấy chán khi nghe mình nói “không” suốt ngày, huống chi là bé. Để tránh làm bé giận hờn, khi từ chối yêu cầu của bé, mẹ có thể thử các phương án sau:

    • Thay vì nói “Không chạy trong nhà” bạn có thể nói những gì bé được cho phép “Đi bộ trong nhà”.
    • Sử dụng một từ phù hợp hơn “không”. Ví dụ như “dừng lại”, “xong rồi”, “đủ rồi” …
    • Nói rõ ràng, cụ thể về thời gian và số lượng: Thay vì nói “Không ăn bánh ngọt trước khi ăn tối” bạn nên nói: “Con có thể ăn một cái bánh quy sau khi ăn tối xong.”

    >> Bạn có thể xem thêm: Nhũ hoa có đốm trắng: Dấu hiệu bình thường hay bất thường?

    Trẻ con rất tò mò và hiếu động, chỉ cần người lớn sơ sẩy, lơ là một vài phút là bé đã có thể gặp rủi ro khó lường. Vì thế, mẹ hãy luôn để mắt đến con ở mọi nơi để giữ an toàn cho trẻ nhé.

    MarryBaby

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Guidelines for Keeping Your Child Safe at Home
    https://www.chla.org/blog/safety-tips/guidelines-keeping-your-child-safe-home
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    2. Making Your Home Safe for Children
    https://www.saintlukeskc.org/health-library/making-your-home-safe-children
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    3. Child safety at home
    https://raisingchildren.net.au/toddlers/safety/home-pets/home-safety
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    4. Child safety – at home
    https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/child-safety-at-home
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    5. Information on Safety in the Home & Community for Parents with Children (Ages 4-11)
    https://www.cdc.gov/parents/children/safety.html
    Ngày truy cập: 28.06.2022

    x