Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trước đó vào khoảng 22 giờ 30 ngày 10/8, thai phụ Đ.T.K. (SN 1980, ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) nhập viện trong tình trạng thai non 25 tuần tuổi có dấu hiệu suy hô hấp do nhiễm trùng ối.
Chỉ sau 1 ngày ngập viện, chị K. có dấu hiệu chuyển dạ sinh non và sinh thường một bé trai nặng 700g. Trước khi sinh, người mẹ được cho dùng đủ 2 liều thuốc trưởng thành phổi cho bé sinh thiếu tháng.
Cậu bé ra đời với hình dạng nhỏ bé như chiếc bánh mì, thính lực tốt nhưng thị lực bị cảnh báo sẽ mắc phải bệnh lý võng mạc do sinh non. Ngoài ra, sức khỏe của bệnh nhi sơ sinh còn bị đe dọa bởi tình hình suy hô hấp do viêm phổi.
Em bé đã được cho vào lồng kính thở máy suốt 71 ngày sau khi sinh. Sau khi cai máy thở, bé vẫn phải thở áp lực dương qua mũi (CPAP) trong 22 ngày. Cuối cùng, sau khi có thể tự thở, bé vẫn tiếp tục được áp dụng kỹ thuật “da kề da với mẹ” trong một tháng.
Trong quá trình thở máy, bé trai sinh non được chăm sóc tích cực cấp 1, nuôi ăn bằng tĩnh mạch, dịch truyền, cho bé ăn sữa mẹ và sữa công thức.
Khó khăn lớn nhất trong suốt 2 tháng thở máy là bé trai thường xuyên bị viêm phổi. Nhất là lúc 1 tháng sau sinh, em bé bị viêm phổi nặng tưởng đã tử vong. Các bác sĩ đã đổi thuốc và bé trai may mắn vượt qua.
Đến nay sau 123 ngày được nuôi nấng trong bệnh viện, bé trai đã được xuất viện với cân nặng khoảng 2,2 kg. Cậu bé ngủ tốt, các chỉ số hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa ổn định.
Tuy nhiên khi về nhà, người thân vẫn phải áp dụng kỹ thuật “da kề da với mẹ” và đưa bé đi tái khám đúng hẹn.
Bên cạnh việc em bé bị viêm phổi, các bác sĩ cũng phải phẫu thuật đóng ống động mạch của bé do ống động mạch không tự đóng lại như những trẻ sơ sinh khác. Đúng như dự đoán, bé trai bị mắc bệnh lý võng mạc và phải điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Suốt 3 tháng đầu đời, tính mạng bé trai sinh non nhiều lần bị đe dọa bởi tình trạng viêm phổi diễn tiến bất thường và đề phòng ngạt ống nội khí quản trong thời gian bé nằm thở máy.
Theo các bác sĩ, tỉ lệ nuôi sống những bé sinh non từ 24 tuần tuổi đến 37 tuần tuổi tại bệnh viện lên đến 90%. Đặc biệt, các bác sĩ của bệnh viện từng nuôi sống thành công một bé sinh non 24 tuần tuổi chỉ cân nặng 500g.
Mặc dù có nhiều loại thuốc ngăn chặn chuyển dạ sinh non đã được đưa vào sử dụng, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng thành công, do đó phòng bệnh vẫn tốt hơn là điều trị.
Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như ngưng hút thuốc, điều trị viêm nhiễm như viêm nha chu, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo…
Xác định nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao là bước đầu trong việc ngừa chuyển dạ sinh non, cần chú ý tiền căn sinh non và các trường hợp cổ tử cung mở sớm.
Các biện pháp phòng tránh tổng quát
Chăm sóc tiền sản, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân của chuyển dạ sinh non.
Những biện pháp phòng tránh đặc biệt:
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương, Trưởng Khoa Sanh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, trên 50% trường hợp chuyển dạ sinh non không tìm được nguyên nhân. Tuy nhiên nếu áp dụng kỹ các biện pháp trên, thai phụ sẽ phần nào đề phòng nguy xảy ra như trường hợp bé trai sinh non kể trên.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.