Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bé bị tật này từ khi mới sinh ra, đôi chân của bé sẽ không bình thường như những đứa trẻ khác. Nếu trẻ không được điều trị sớm, khi lớn sẽ rơi vào cảnh tàn tật suốt đời.
Tật khoèo chân bẩm sinh là một biến dạng của cả 1 hoặc 2 bàn chân ngay từ sau khi sinh với biểu hiện bàn chân bị ngoặt vào trong và co rút lên.
Nguyên nhân
Đối với các trường hợp bé bị khoèo chân ngay sau khi chào đời, đa phần nguyên nhân do tư thế nằm trong bụng mẹ của bé gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Một số trường hợp khác do khiếm khuyết của mầm xương, do di truyền…
Triệu chứng
Ở Nghệ An, mỗi năm, hàng chục cháu bé sinh ra bị bệnh bàn chân khoèo bẩm sinh. Vợ chồng chị N.T.T.M (25 tuổi, Yên Thành, Nghệ An) rất lo lắng khi đưa cậu con trai 1 tháng tuổi đến Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An khám và điều trị.
Từ khi mới sinh ra, đôi chân của bé đã không bình thường như những đứa trẻ khác, bị cong, vẹo, hai bàn chân bị mắc chứng bệnh khoèo chân bẩm sinh.
Bé trai được đưa vào điều trị tại khoa Chấn thương – Chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An và được TS.BS Thái Văn Bình chữa trị bằng phương pháp Ponseti.
Phương pháp Ponseti áp dụng trong điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh bằng cách nắn chỉnh nhẹ nhàng, bó bột để duy trì kết quả nắn. Các bước nắn và bó bột này được lặp lại mỗi tuần, trong 4- 6 tuần.
Dần dần, bàn chân sẽ trở về hình dạng bình thường. Bệnh nhi có thể cần tiểu phẫu gân gót để hoàn tất quá trình nắn sửa bàn chân, sau đó bó bột giữ trong 3 tuần.
Sau khi tháo bột lần cuối, bé cần mang đôi nẹp giầy, có gắn trên một thanh nằm ngang để ngăn ngừa tái phát. Nẹp giầy được sử dụng cả ngày lẫn đêm trong 3 tháng đầu tiên và tiếp tục mang cả vào ban đêm trong 3 năm.
Nếu tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, các cháu bé sẽ khỏi bệnh hoàn toàn, tình trạng khoèo chân sẽ biến mất.
Tiến sĩ Thái Văn Bình cho biết bệnh bàn chân khoèo thường bị biến dạng ở xương và cổ bàn chân. Bệnh xuất hiện ngẫu nhiên và không phải do lỗi ở mẹ trong thời kỳ mang thai hoặc do di truyền từ gia đình.
80% dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh là không rõ nguyên nhân, 20% còn lại do các bệnh lý khác đi kèm như cứng đa khớp bẩm sinh; các bệnh lý ở hệ thần kinh như não úng thủy, nứt đốt sống…
Tuy nhiên, nếu bệnh nhi được phát hiện và điều trị sớm, trẻ sẽ phát triển một cách bình thường. Trẻ dưới 2 tuổi hiệu quả chữa khoèo chân bẩm sinh sẽ cao hơn, càng lớn càng khó điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn thấp.
Vì vậy, khi chăm sóc trẻ nếu con có biểu hiện bất thường trên cơ thể, đặc biệt ở chân, cha mẹ cần phải đưa ngay đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.