Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cùng gặp gỡ Nguyễn Thị Thán Uy và lắng nghe hành trình khai phá tiềm năng của một trong những đại diện GenZ đa năng, tâm huyết đeo đuổi công việc mình tin yêu và đúng với thế mạnh.
Khi được hỏi về những ngày tháng bắt đầu tìm hiểu những gì mình muốn làm, Thán Uy cũng như bao bạn trẻ khác – bối rối và không chắc chắn, bạn chia sẻ:
“Thật sự là em cũng giống rất là nhiều bạn trẻ khác. Lúc đầu, ở cái tuổi mới bước vào đại học, em chưa thật sự biết là mình thích gì và muốn gắn bó với nghề nghiệp, công việc gì. Nhưng cho đến khi em ghi lại trải nghiệm đi phượt, đi chơi cùng với bạn bè bằng những bức ảnh. Rồi được mọi người đón nhận khi em chia sẻ lên mạng xã hội; đó là cái duyên đưa em đến với cái nghề travel blogger này; một cách rất tự nhiên.”
Vậy có lẽ, việc tìm ra công việc mình yêu thích không phải là một điều gì đó quá cao siêu. Nó đơn giản gói gọn bằng cảm giác tận hưởng, thích thú khi thực hiện một điều gì đó. Cho dù là chụp ảnh, vẽ vời, viết lách hay tô màu – bất kể những gì mang lại cho bạn năng lượng, sự hào hứng và cảm giác tò mò; hãy đầu tư thêm thời gian, công sức để khám phá những khả năng và cơ hội trong công việc đó nhé!
Chẳng có con đường nào là bằng phẳng. Cho dù Thán Uy có xuất phát điểm là làm công việc bạn yêu thích, bạn cũng không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình thực hiện:
“Vì tính chất của công việc phải di chuyển nhiều, em thường khó thích ứng được với thời tiết. Em cũng phải chịu khó đi ra nắng để lấy đủ ánh sáng và cho ra được những tấm hình và góc quay đẹp. Sức khỏe của em lại không được tốt lắm vì nhỏ người, và do đó, em cũng dễ bị đau ốm nhiều với công việc này. Em thường xuyên bị sốc nhiệt, sốc thời tiết, bị say nắng; và thậm chí là bị đen sạm da.”
Vậy điều gì khiến bạn vượt lên trên những khó khăn của mình và tiếp tục?
“Tại vì sau mỗi lần như vậy, em lại có những bức hình đẹp được mọi người khen, chú ý và yêu thích chia sẻ của mình. Đó là cái động lực cho em cố gắng; em cũng cảm thấy vui vẻ và ngày càng yêu thích công việc của mình hơn. Từ đó, em làm việc hiệu quả hơn. Khách hàng, khu du lịch và những quán ăn họ thích văn phong và hình ảnh của mình; rồi họ tìm đến mình nhiều hơn. Chính cái kết quả em nhận được từ những công việc trước là động lực thúc đẩy cho những lần tiếp theo để em làm việc tiếp tốt hơn.” – Thán Uy chia sẻ thêm.
“Tuổi trẻ ai cũng có sai lầm, bản thân em cũng vậy. Đôi lúc, em nhầm lẫn là mình phù hợp với những công việc khác nhau. Nhưng rồi khi bắt đầu dấn thân, em có suy nghĩ khác. Ví dụ như em học ngành sư phạm; em cũng đã từng thử làm việc văn phòng. Rồi em nhận ra rằng những công việc đòi hỏi ngồi một chỗ không phù hợp với mình. Em nghiệm ra rằng mình phải thử rồi mới biết là có hợp hay không; và liệu suy nghĩ của mình là đúng hay sai. Bản thân em là một người không ngại thử, cái gì cũng làm. Mọi người hay gán cái mác “thợ đụng” cho em, vì “đụng” đâu em cũng làm.”
Những sai lầm và khó khăn trên hành trình này ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
“Sau mỗi lần vấp ngã, em cũng bị ảnh hưởng ít nhiều về tâm lý và cảm xúc. Ví dụ như bị tiêu cực, bị buồn, bị áp lực, và cảm thấy sự lựa chọn của mình cho những công việc, trải nghiệm và thử thách đó là sai. Cộng hưởng những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó khiến em mệt mỏi.”
Nhưng mệt để nghỉ, không phải để bỏ cuộc! Đây cũng chính là cách Thán Uy đối mặt với áp lực trong công việc của mình, bạn nói:
“Em sẽ dành một khoảng thời gian nhất định, khoảng 2-3 ngày gì đó để nghỉ ngơi, xả stress, nhìn nhận lại và vượt qua. Em có thể sẽ chọn một cái hướng khác phù hợp hơn, khiến em cảm thấy yêu thích. Em tin rằng, những công việc mình yêu thích thì mình mới có thể làm từ sáng đến tối, làm hết ngày này qua ngày khác. Và đúng là muốn vượt qua vấn đề, mình phải đón nhận, đối diện và giải quyết thì mới vượt qua chứ em không có chọn cách là trốn tránh, than trách, hay là than vãn gì hết.”
Thán Uy nghĩ thế nào về câu nói: “Thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực thực chất là một hành trình rất can đảm.”?
“Em thấy câu này đúng. Em chưa bao giờ sợ thử thách hết. Như em chia sẻ, mọi người hay gọi em là thợ đụng. Em không ngại thử thách trước bất cứ một công việc nào, cho dù đó là việc quen thuộc hay là mới. Để đối mặt với thử thách tốt hơn, em sẽ không tự nói với mình những câu như: “Em sợ. Em chưa biết làm. Em không biết làm.”
Thay vào đó, em tự nhủ mình: “Phải làm. Phải thực hiện. Phải trải nghiệm thì mới biết là mình làm được hay không.” Nếu mà được thì thành công, mà không được thì coi như là một bài học để mình trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn, cứng cáp hơn. Nói chung, em khá là nam tính so với vẻ ngoài bánh bèo. Giống như kiểu là em không biết sợ và em cảm thấy mình khá là can đảm.”
GenZ hiện này đang phải đối mặt với “áp lực đồng trang lứa” rất lớn. Về việc này, Thán Uy có những chia sẻ gì để giúp các bạn bức phá nỗi sợ so sánh tiêu cực bản thân; và không để nó cản bước trên hành trình trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình?
“Câu hỏi này em thấy rất tâm đắc và nó đánh trúng tâm lý của em cũng như giới trẻ hiện nay. Em cũng từng trải qua áp lực đồng trang lứa và may mắn vì đã vượt qua được. Đối với em, mình cảm thấy tiêu cực hay bị thụt lùi đó là vì mình nhìn vào thành quả của người khác để áp lực chính mình. Em từng bị căng thẳng bởi những bạn đồng trang lứa hoặc hơn mình một vài tuổi: “Tại sao họ thành công sớm? Tại sao họ kiếm được nhiều tiền? Tại sao họ nổi tiếng? Tại sao họ giỏi quá vậy?”
Nhưng mà sau nhiều chuyện xảy ra, khi em đã vượt qua nhiều biến cố đến từ cá nhân, từ gia đình và từ trong cuộc sống. Em đúc kết ra được một điều đó là mỗi người sẽ có một cuộc sống riêng, một trải nghiệm riêng và câu chuyện của riêng mình. Vì vậy, mình không thể so sánh bản thân mình với người khác được. Do việc đặt mình lên bàn cân với người khác sẽ khiến bản thân buồn bã, tuột dốc hay tiêu cực.
Khi em đã suy nghĩ thông suốt rồi, em giác ngộ từ từ, dần dần và em hiểu rằng, em vẫn cần quan tâm đến mọi người và thế giới xung quanh mình. Nhưng điều quan trọng nhất là chú tâm đến cuộc sống của bản thân hơn. Mình đừng có mong muốn trở thành bất kỳ ai hết á, mà hãy nỗ lực để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình ngày hôm qua. Đặt trọng tâm ở bản thân không có nghĩa là mình sẽ không cố gắng hoặc để bản thân thụt lùi; mà mình hiểu rõ mục tiêu gì là tốt cho chính mình, và làm việc chăm chỉ để đạt được điều đó.
Sau một thời gian chiêm nghiệm, em thấy bản thân cũng ít tiêu cực hơn. Em khá là tin vào Luật Hấp Dẫn – khi mình tích cực hình vui vẻ thì mình cũng hút về được năng lượng tích cực làm nhiều điều tốt đẹp. Và những cái điều đó thì sẽ tạo nên được giá trị cho bản thân mình để mình có một cái chỗ đứng vững chãi. Mình được sống là chính mình. Mình tìm được cái bản ngã trong hành trình hoàn thiện bản thân.
Sau cùng, mình sẽ không còn sợ nữa; mình không cần phải mất thời gian để đi so sánh mình với một ai nữa. Đồng thời, mình trở thành người truyền cảm hứng cho những người đang có suy nghĩ tiêu cực; hay là áp lực với việc là phải thành công như những người khác.”
Thán Uy có thông điệp gì muốn gửi gắm đến các bạn GenZ trong hành trình khai mở tiềm năng của bản thân không?
“Một thông điệp mà em muốn gửi gắm cho các bạn trẻ đó là các bạn đừng có mất thời gian để đi so sánh mình với những người khác; hay là để lạc mất mình nữa. Nói chung, mình cứ tập trung vào hành trình hoàn thiện và tìm lại chính bản thân mình; để biết thế mạnh của mình là gì và tập trung vào cái đó.
Tại vì ai sinh ra cũng có một sứ mệnh, một thế mạnh riêng hết á. Không có ai là kém cỏi mà cũng không ai là xuất chúng hết; những người xuất chúng họ cũng phải mất thời gian để chứng minh hay để cho người khác thấy là họ có tài cán như thế nào. Bản thân mỗi chúng ta cũng như vậy.
Mình cứ tìm cái thế mạnh của mình để khai khác và làm nổi bật lên. Hơn nữa, hãy sống thật thà chân thành. Những cái gì mà mình cho đi thì mình cũng sẽ hút về điều tương tự như vậy. Đừng có sợ thiệt khi các bạn đi làm, đi học hay sống trong cuộc đời nhé.
Phương châm của cá nhân em là không bao giờ sợ thiệt thì không bao giờ mình thiệt thòi. Hãy hạn chế tiêu cực và tìm cách để vui vẻ lạc quan. Khi mình biết kết nối, biết chia sẻ và biết cho đi thì mình sẽ nhận lại nhiều hơn.
Cảm ơn đội ngũ MarryBaby với những câu hỏi hay ý nghĩa.”
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.