Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/12/2020

3 lời khuyên giúp chị em dâu sống chung thuận hoà

3 lời khuyên giúp chị em dâu sống chung thuận hoà
Mối quan hệ chị em dâu còn khó hoà hợp hơn cả chị dâu - em chồng, bởi hai người phụ nữ xa lạ về chung trong một mái gia đình hẳn sẽ đầy những khác biệt và mâu thuẫn. Ứng xử hay sao cho mối quan hệ chị em dâu hoà hợp là cả một nghệ thuật.

Ông bà xưa có câu Chị em dâu như bầu nước lã, hoặc Yêu như chị em gái, vái như chị em dâu. Rõ ràng, chuyện chị dâu – em dâu chung sống hoà thuận đòi hỏi nghệ thuật giao tiếp và ứng xử… khá cao tay.

Gia đình “tam đại đồng đường” có không gian sống rộng rãi thì chuyện ứng xử sẽ dễ thở hơn. Nhưng nếu vợ chồng bạn phải sống với gia đình anh/em với không gian hạn hẹp thì chuyện chị dâu – em dâu cãi vả, xung đột sẽ khó tránh khỏi.

Chị em dâu chung sống
Khéo xử sự, chuyện chị em dâu ở cùng mái nhà chẳng có gì phức tạp và nảy sinh mâu thuẫn như người ta vẫn e ngại.

Phân chia không gian sống, tránh sự chung đụng

Không gian sống chung trong gia đình tam đại đồng đường có không gian chung bao gồm phòng khách, nhà bếp, sân thượng… , đồng thời mỗi gia đình nhỏ sẽ có không gian riêng biệt của mình. Để tránh những mâu thuẫn có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, chị dâu – em dâu nên tôn trọng không gian sống chung, luôn giữ sạch sẽ không gian chung.

Việc sống chung gia đình càng đòi hỏi chị dâu – em dâu phải khéo léo và ý thức hơn nhiều lần. Thậm chí, mất lòng trước được lòng sau, chị em bạn dâu cũng phải thoả thuận với nhau quy tắc sống ngay từ ban đầu. Chẳng hạn việc sử dụng bếp và các phụ kiện bếp như tủ lạnh, bếp ga… Thức ăn riêng của mỗi nhà cất vào tủ lạnh nên sử dụng hộp trữ có màu khác nhau, không sử dụng chung đụng, không cố tình xâm phạm, sử dụng đồ đạc riêng của chị dâu hoặc em dâu.

Phân chia không gian sống

Phân công công việc cụ thể

Tuy sống cùng một mái nhà, gia đình của mỗi người có lịch trình sinh hoạt khác nhau. Tốt nhất, chị em dâu chung nhà, chung bếp nhưng nên nấu nướng riêng để tránh việc tị nạnh, cãi nhau chuyện cơm nước nhà cửa, bất đồng do không thống nhất món ăn, khẩu vị chung, phân công trách nhiệm của mỗi người.

Nhiều gia đình còn cha mẹ chồng, người già vẫn muốn cả gia đình ăn chung với nhau ít nhất một bữa ăn trong ngày. Bạn và gia đình chị em dâu nên thống nhất sẽ ăn chung với ông bà vào buổi cơm sáng hoặc cơm tối. Trên lịch trình đó, phân chia công việc cụ thể như: chị đảm nhận bữa tối thì em đảm nhận bữa trưa, chị làm việc nhà thì em lo chuyện bếp núc, những ngày lễ tết hay đám tiệc thì chị em cùng nhau đảm đương không để cho chị dâu hoặc em dâu đảm nhận một mình.

Hai chị em nên ngồi lại với nhau, lịch sự nhưng thẳng thắn trao đổi những vấn đề không bằng lòng ở nhau: về chăm sóc con cái, bố mẹ chồng hay việc nhà…điều này sẽ khiến cho mối quan hệ chị dâu – em dâu bớt căng thẳng và từng bước được cải thiện.

tam dai dong duong
Chị dâu em chồng trả lời về chăm sóc con cái, bố mẹ chồng hay việc nhà…điều này sẽ khiến cho mối quan hệ chị dâu – em dâu bớt căng thẳng và từng bước được cải thiện.

Đóng góp tài chính hợp lý cho bố mẹ chồng và cho sinh hoạt chung

Chị em dâu sống chung dưới một mái nhà nên có thoả thuận cụ thể về vấn đề tài chính trong cuộc sống hàng ngày. Tốt nhất, không gian sống riêng của mỗi nhà nên gắn đồng hồ điện, đồng hồ nước riêng, tuỳ theo mức dùng hàng tháng mà chi trả cho đúng.

Đối với các khoản chung như tiền điện sinh hoạt không gian chung, tiền bếp ga, tiền nước, tiền góp cho bố mẹ chồng… nên thoả thuận và chia đều cho các bên.

Nếu nhà bạn đông con hơn, mức chi phí chi trả cho sinh hoạt chung nên nhỉnh hơn đôi chút để tránh việc nghi kỵ, so đo nhau. Bạn có thu nhập tốt hơn, cũng đừng quá tính toán, bạn có thể góp thêm phần tiền riêng tặng cho bố mẹ chồng.

Cuộc sống chung dưới một mái nhà với gia đình chồng không phải là quá tệ so với việc ở trọ, sự chung đụng còn khó chịu hơn. Chi phí sinh hoạt của gia đình bạn cũng cao hơn do phải trả tiền thuê nhà, trả tiền điện nước theo giá chủ nhà quy định, lại không có người thân để nhờ trông con khi bạn có việc gấp cần giải quyết… Suy nghĩ được như vậy, chị dâu – em dâu sẽ tránh được việc đong lọ muối đếm lọ cà, so đo và xích mích vì những chuyện vặt vãnh.

cuộc sống chung dưới mái nhà của chị em dâu
Cư xử phải phép, lễ độ, tôn trọng nhà chồng và sòng phẳng là bí quyết để cuộc sống chung dưới mái nhà được thoải mái vui vẻ

Bài viết hi vọng sẽ giúp bạn có cách cư xử đúng mực để hạn chế những mâu thuẫn từ việc chị em dâu sống chung nhà.

Hoàng Thanh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x