Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/12/2020

Bạn nghĩ gì về lối sống giả tạo?

Bạn nghĩ gì về lối sống giả tạo?
Sống giả tạo được hiểu đơn giản là che đậy bản chất bằng “hành động giả” bề ngoài, hòng lấy được niềm tin của người khác, thỏa mãn tính ích kỷ, ham muốn và mục đích cá nhân.

Lối sống giả tạo được dùng để chỉ tính cách con người, nó không cụ thể, hữu hình mà đa dạng, khó nắm bắt.

Sống giả tạo – mệt mỏi cho bản thân và người khác

Giả tạo đồng nghĩa với giả dối, gian dối nên khả năng nói dối của những người này rất đẳng cấp và thuộc dạng siêu đẳng. Họ thường tỏ ra “thảo mai” để che mắt người khác và khó ai có thể biết được bản chất thật. Những người này thường rất biết cách ăn nói lấy lòng người khác. Đôi khi vì những ham muốn cá nhân họ sẵn sàng hãm hại, làm tổn hại người khác. Sự biến hóa khôn lường của lối sống giả tạo đôi khi làm người khác mệt mỏi.

Phải chăng nguyên nhân bắt nguồn lối sống giả tạo là do cái tôi cá nhân quá lớn, ham muốn quá nhiều, cảm thấy bản thân không bằng người khác “ghen ăn tức ở”. Những thứ chưa đạt được sẽ tìm mọi cách để đạt được cho dù phải dùng thủ đoạn hay phải hy sinh một điều gì đó. Vì cái tôi quá lớn nên lúc nào họ cũng muốn được người khác quan tâm, tung hô, chìu chuộng và là trung tâm của sự chú ý.

Người sống giả tạo thường có cuộc sống hai mặt
Người giả tạo thường có cuộc sống hai mặt, và mặt họ thường khoe ra lúc nào cũng hoàn hảo và lộng lẫy.

Đầu tiên, giả dối có thể chỉ là một kiểu ứng xử đánh lừa người khác, nhưng nếu sự giả dối diễn ra nhiều lần, dần dần sẽ trở thành thói quen, ngấm sâu vào bản chất, sau đó biến thành lối sống giả tạo. Mà một khi đã trở thành thói quen, lối sống thì khó mà nhận ra đâu sai trái hay biết đâu điểm dừng. Đôi khi họ lại quên mất bản thân mình là ai.

Vì sao có người chọn cho mình cách sống giả tạo?

Những người sống giả tạo thường hay tạo cho mình một lớp “vỏ bọc” để thực hiện mục đích riêng. Lớp “vỏ bọc” này rất nguy hiểm vì nó là lớp vỏ ngụy trang, che đậy bản chất. Ngoài miệng họ không ngớt lời tung hô, khen ngợi nhưng trong lòng luôn nghĩ xấu, toan tính điều gì đó. Đối với ý kiến nào bạn đưa ra họ luôn tán thành, tỏ ý ủng hộ, lúc nào cũng tỏ ra thân thiết, nhưng bên trong có thể họ đang toan tính, rình rập những sai sót, ngầm hãm hại bạn.

Những người sống giả tạo không bao giờ yêu thương người khác mà chỉ yêu chính bản thân mình. Cuộc sống hiện tại tồn tại thế giới mạng ảo, số lượng người “sống ảo”, sống giả tạo vì thế càng nhiều.

Đây là một hiện tượng xã hội, khi con người mất đi những nền tảng giá trị đạo đức, niềm tin thực sự. Họ thích sống trong sự tung hô ảo, ca ngợi ảo…

Sống giả tạo là một hiện tượng xã hội
Sống giả tạo là một hiện tượng xã hội, khi con người mất đi những nền tảng giá trị đạo đức, niềm tin thực sự

Dấu hiệu giúp nhận biết đâu là người sống giả tạo

Bề ngoài luôn thân thiện với nụ cười trên môi, cách ứng xử hòa nhã, người sống giả tạo không dễ để mọi người xung quanh nhận biết. Bạn có thể nhận diện những người này thông qua hành động, cử chỉ, thái độ như:

  • Người giả tạo chỉ ích kỷ, quan tâm đến cảm xúc của bản thân.
  • Chỉ cần người khác làm họ phật ý, họ lập tức tìm cách khiến bạn thấy dằn vặt và áy náy.
  • Họ chỉ nghĩ đến bạn khi có việc cần giúp đỡ.
  • Luôn tìm cách chỉ trích và thay đổi người khác thay vì chấp nhận bản chất thực của bạn bè, đồng nghiệp mình
  • Ganh tỵ với thành công của người khác
  • người sống giả tạo luôn mệt mỏi và căng thẳng.
    Lúc nào cũng mang mặt nạ, người sống giả tạo luôn mệt mỏi và căng thẳng. Sẽ có lúc mặt nạ kia sẽ rơi xuống

    Tóm lại, sống giả tạo làm con người mất đi niềm tin, cả người “sống ảo” cũng không thể có hạnh phúc thật sự. Hãy cứ sống thật với chính mình bạn sẽ giúp mọi người xung quanh bớt đi rất nhiều sự giả tạo.

    Ngân Ngân

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x