Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo ước tính, trên thế giới cứ 3 phụ nữ thì có 1 người đã từng bị đánh, bị hành hạ hoặc bị cưỡng ép tình dục mà thủ phạm đa số lại chính là người trong gia đình. Ở Việt Nam, nạn bạo hành ngày càng nhức nhối, gây tổn hại quan hệ gia đình. Điều đáng buồn là chính chị em khi bị chồng đánh vẫn cho rằng có những lỗi do mình, làm chồng bực và dùng bạo lực.
[remove_img id=40654]
Bạo lực với phụ nữ, xuất phát từ bất bình đẳng giới ngày càng trở nên bức xúc. Các đoàn thể chính quyền dù liên tục tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, lập các trung tâm ứng cứu, mô hình can thiệp trực tiếp…, tác nhân chống bạo lực muốn hiệu quả phải xuất phát từ chính phụ nữ.
Hiện nay, đa số chị em phụ nữ ở Việt Nam thường không dám làm theo ý của mình, bởi họ sợ dư luận và “tiếng đời”. Nhiều phụ nữ, nhất là các chị em ở nông thôn, khi đã lập gia đình luôn nghĩ mình phải sống vì chồng vì con. Do đó, cho dù bị chồng phụ bạc hay đánh đập thì họ vẫn cam chịu.
Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (tiếng Anh viết tắt là MICS) do Tổng cục Thống kê và UNICEF thực hiện năm 2014, thu thập thông tin của 9.827 phụ nữ từ 15-49 tuổi, đại diện cho 6 vùng địa lý. Trong đó, khảo sát này có đưa một số câu hỏi về thái độ của phụ nữ đối với bạo lực gia đình.
Cụ thể, phụ nữ được hỏi họ có đồng ý rằng các lý do sau đây là chính đáng để chồng đánh vợ hay không. 50% phụ nữ tham gia khảo sát cho rằng chồng có thể đánh vợ. Hai lý do mà phụ nữ cho là chính đáng nhất là để họ bị đánh là Không chung thủy (47%) và Bỏ bê con cái (21%). 15% phụ nữ cho rằng không được cãi chồng và nếu cãi thì đáng bị đánh.
Trong khi đó, khảo sát tiến hành tại Thái Lan, chỉ 8,6% phụ nữ Thái Lan cho rằng chồng có thể đánh vợ vì 5 lý do đầu (con số này ở VN là 28,3%)
Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) vừa công bố báo cáo ‘Thực tiễn và số liệu về phụ nữ và nam giới 2010-2015’, cũng cho thấy bức tranh tình trạng bạo lực gia đình nghiêm trọng. Có đến 25,9% nạn nhân từng bị thương do bạo lực thể xác hoặc tình dục từ chồng mình trong cuộc đời, trong đó hơn 11,2% bị thương cần chăm sóc y tế.
Đáng nói là hơn một nửa nạn nhân chưa từng tiết lộ các trải nghiệm về bạo lực với bất kỳ ai, nếu có tiết lộ thì phần lớn là nói với các thành viên trong gia đình. Hơn 87% nạn nhân chưa từng tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cơ quan, đoàn thể và tổ chức nào.
Việt Nam đã thực thi nhiều luật bảo vệ quyền tự do thân thể, cũng như bảo vệ người phụ nữ, nhưng rất ít trường hợp bạo hành gia đình được đem ra xét xử tới nơi tới chốn.
Người phụ nữ Việt Nam nhiều đời nay chịu ảnh hưởng tư tưởng Khổng Nho, họ chấp nhận bị đánh đập, bị bạo hành vì sợ dư luận và miệng đời. Chính thói quen cam chịu và nhẫn nhịn, không biết yêu quý bản thân biến họ trở thành nạn nhân bạo lực gia đình lâu dài.
Chính phủ nên tăng cường giáo dục cho phụ nữ hiểu rõ hơn địa vị và quyền lợi của họ. Điều quan trọng nhất để bản thân không trở thành nạn nhân bạo hành gia đình là người phụ nữ phải biết tự bảo vệ mình.
Họ phải tự tin về giá trị bản thân, không cho phép người khác làm tổn thương và hành hạ mình. Họ cũng phải ý thức được mình đang sống trong nạn bạo hành thì mới có thể lên tiếng, tìm sự trợ giúp và đấu tranh chống lại nó. Phụ nữ cũng phải độc lập về tài chính, độc lập về suy nghĩ, biết cách “gõ cửa” cầu cứu cơ quan chức năng, người thân, gia đình… nếu bị bạo hành.
Sâu xa hơn, vấn đề bình đẳng giới cũng như phòng chống bạo lực gia đình phải được đưa vào trường học. Các em học sinh ngay từ khi đi học đã ý thức được quyền bất khả xâm phạm thân thiết, phải biết rằng chẳng ai có quyền đánh mình và mình cũng không bao giờ có quyền đánh người khác. Có như vậy, nạn bạo hành gia đình mới cải thiện và chấm dứt nỗi khổ cho cánh nữ giới.
Số liệu: Tổng cục Thống kê và UNICEF/ Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women)
[remove_img id=2631]
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.