Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nếu khiển trách, la mắng có thể khiến bé ngoan hơn thì bạn nên tiếp tục. Thực tế, trẻ sẽ quên béng nhanh chóng lời khiển trách ấy, thậm chí dễ rơi vào tổn thương, xấu hổ và khiến mối quan hệ gia đình thêm tách rời. Trong tình huống này, việc kiềm chế cơn giận dữ bộc phát là điều bạn nên làm.
Trẻ thường xuyên tham gia vào các trò nghịch ngợm khiến bạn cảm thấy tức giận và đôi khi là thất vọng. Những lúc này bạn thường phản ứng bằng cách khiển trách, phản đối, thậm chí trút sự thất vọng vào con.
Bạn nghĩ rằng việc này sẽ giúp trẻ dừng việc làm đó trong tương lai. Tuy nhiên, đa số trẻ sẽ nhanh chóng quên đi lời khiển trách và thường dễ bị cám dỗ để tiếp tục những hành vi yêu thích.
Chưa kể đến việc những cơn tức giận của bạn có thể khiến trẻ sợ hãi, tổn thương, giận dữ hoặc xấu hổ. Trong khi sự xấu hổ kinh niên trong thời thơ ấu tạo ra nhiều hình thức rối loạn cảm xúc, bệnh tâm thần trong cuôc sống sau này. hay đổ lỗi cho bản thân vì hành vi sai trái.
Vậy, điều băn khoăn là làm thế nào để bạn có thể sửa chữa hành vi của con mà không gây ra tổn thương tình cảm? Câu trả lời nằm ở sự quan tâm cách tinh tế, nhẹ nhàng và từ tốn.
Việc bạn la mắng trẻ thường đến từ cơn bộc phát, khi có một cái gì đó tác động vào. Do đó, bạn có thể điều chỉnh cơn nóng giận nếu bạn khám phá ra nguyên nhân.
Ví dụ khi bạn về nhà sau một ngày mệt mỏi và còn phải chuẩn bị nấu bữa tối cho gia đình. Việc trẻ quấy rối trong lúc nấu ăn có thể làm bạn tức giận. Lúc này thay vì la lối, hãy lựa chọn cho trẻ những món đồ chơi hay những thứ khác để bé tập trung và không quấy rối khi bạn làm việc.
Thay vì la mắng trẻ khi trẻ làm sai, bạn có thể đưa ra một lời cảnh báo nhẹ nhàng để nhắc nhở thay vì lớn tiếng la hét, tránh làm trẻ xấu hổ và tổn thương.
Thau vì hét vào mặt trẻ, bạn có thể bước vội vào phòng tắm và hét lên hay đi ra ngoài vài phút để cảm thấy thoải mái và giữ cho mình bình tĩnh.
Các chuyên gia đề nghị rằng các thành viên trong gia đình nên ngồi lại với nhau và tạo nên một danh sách những việc được phép làm. Danh sách này có thể được dán lên cửa tủ lạnh để cách thành viên có thể trông thấy và thực hiện. Việc thực hiện đúng như những gì có trong danh sách sẽ được tuyên dương từ đó tập cho trẻ chỉ làm theo những việc được cho phép.
Và thay vì việc la hét, bạn hãy dành một ít thời gian để trò chuyện cùng với trẻ. Việc trò chuyện có thể giúp bạn và trẻ hiểu nhau hơn. Đó cũng là một cách tiếp cận để bạn có thể hiểu hơn về những thứ khiến bé cảm thấy khó chịu và dẫn đến những hành vi sai trái. Và khi đã biết được nguyên nhân từ trẻ và chính bản thân bạn, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình.
Theo như các nghiên cứu của các chuyên gia thì việc dạy dỗ trẻ ngay tức thì khi trẻ phạm sai lầm là không tốt. Thay vào đó bạn cần cho trẻ có thời gian để suy nghĩ về hành động của mình và cũng để cho mình thời gian để kiểm soát cơn giận của bản thân. Và khi bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn có thể dạy dỗ bé một cách tốt nhất.
Ví dụ thay vì nói: “Con sai rồi”, “Tại sao con lại làm việc đó”… bạn nên chọn những câu nói về sự kỳ vọng của bạn với con. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được tác động của hành động của mình đối với người khác một cách gián tiếp để có thể thay đổi, lại không cảm thấy bị chỉ trích và cảm thấy xấu hổ.
Không phải bất cứ hành động nào của trẻ đều đáng bị khiển trách. Thực tế những hành động như anh chị em trong nhà thường trêu đùa lẫn nhau, gây rối và thậm chí đánh nhau… có thể được coi là hành vi bình thường. Vì thế bạn nên hiểu cho trẻ và không nên đánh giá và la mắng con.
Một phần của lý do mà các bà mẹ thường hét lên đối với con của mình là vì hy vọng của họ cao hơn so với thực tế từ đó đòi hỏi, thất vọng và bắt đầu la hét trẻ. Dó đó, cách tốt nhất là điều chỉnh lại sự mong đợi của mình và dạy bé từ từ.
Cũng nên bình tĩnh tự vấn xem liệu việc bạn la hét có bắt nguồn từ trẻ không hay đến từ chính bản thân bạn. Việc bản thân bạn ngủ không đủ giấc, hay bạn không được đánh giá cao tại công ty, áp lực trong công việc,… cũng có thể là một trong những lý do khiến bạn tức giận và la hét với trẻ khi ở nhà.
Những lúc như vậy bạn cần dành ít thời gian nghỉ ngơi thư giãn hoặc tìm gặp bác sĩ tâm lý để kiểm soát cơn nóng giận một cách tốt nhất.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.