Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là cách dạy con quá cổ lỗ sĩ trong thời đại ngày nay. Thời gian, áp lực công việc không cho phép bạn gần gũi con nhiều như thế hệ trước đây. Nếu để khoảng cách giữa ba mẹ và con cái quá ngăn cách, bạn không thể hiểu con và đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành. Do vậy, lời khuyên của Marry Living là hãy chủ động làm bạn cùng con, để con tin tưởng và sẻ chia, đó là cách dạy con tốt nhất
Để làm được điều này, bạn đừng bỏ qua những quy tắc hành xử với con sau đây
Một trong những lý do khiến khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa là do bố mẹ luôn kiểm soát, can thiệp sâu vào đời tư của con. Yêu thương và tôn trọng con cái là điều quan trọng bố mẹ nên nhớ khi nuôi dạy con cái.
Để rút ngắn khoảng cách với con cái, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian cho con hơn. Tận dụng những khoảng thời gian trước khi đi ngủ, trong lúc ăn cơm, cùng xem tivi hay lúc đưa con đến trường,… để trò chuyện với con là vô cùng có ý nghĩa.
Bố mẹ có thể hỏi con những câu hỏi đơn giản như “hôm nay con đi học có gì vui, kể cho mẹ với?”, “Hôm nay con đã học gì ở trường, nó có vui không?”… Dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện cùng con cũng là cách để bạn chia sẻ những kinh nghiệm hay, dạy con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện từng chia sẽ “hạnh phúc cho em bé biết bao khi gặp được bố mẹ biết cân nhắc liều lượng ép buộc, cấm đoán, trừng phạt tùy theo mức độ lớn lên, khôn lên và mức độ trưởng thành”. Có bao giờ bạn nghĩ mình là một “cai ngục” trong mắt các con? Bạn có thể không tin nhưng sự thật là con bạn đã từng nghĩ mình là tù nhân, bị giam hãm dưới sự cai trị của viên quản ngục đầy quyền lực là bố mẹ. Những cấm đoán, những mệnh lệnh sẽ khiến trẻ cảm thấy mình luôn bị ràng buộc, không thể tự do khám phá mọi thứ xung quanh.
Bố mẹ thường xuyên nói với trẻ đừng sờ vào chỗ này, chỗ kia, đừng có lại đó phá, đừng chạy nhảy trong nhà, đừng bật tivi to hoặc là không được thò tay xuống đất,…. và hàng trăm cái “đừng…” khác bố mẹ đặt ra cho các con. Nhưng hầu hết trẻ nhỏ đều mong muốn, mình được tự do trải nghiệm, tự do khám phá thế giới xung quanh, không muốn bị cấm đoán. Hầu hết những cấm đoán chỉ khiến trẻ hạn chế khả năng tư duy và phát triển kỹ năng trong lúc chơi, khiến trẻ trở nên thụ động, làm gì cũng lo lắng, sợ bố mẹ phản đối, la mắng.
Trò chuyện chính là chìa khóa vàng để rút ngắn khoảng cách giữa ba mẹ và con cái. Trò chuyện với con là cách để bố mẹ hiểu con hơn cũng như tự hiểu bản thân mình hơn. Khi trò chuyện với con bố mẹ nên tạo cho con cảm giác thoải mái để con có thể chia sẻ suy nghĩ tình cảm của mình với bố mẹ. Bố mẹ có thể tân dụng các khoảng thời gian như: lúc ăn cơm, chuẩn bị đi ngủ, lúc đi dạo cùng con, lúc dạy bé học hay lúc cùng con chơi đùa… Lắng nghe và thấu hiểu là điều quan trọng khiến hai thế hệ xích lại gần nhau.
Dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện cùng con sẽ giúp cha mẹ trở thành người bạn thân thiết của trẻ. Để trở thành người bạn đồng hành cùng con, bố mẹ cần biết rõ sở thích của con là gì, xem con thích cái nào và ghét những thứ gì. Thông thường trẻ sẽ bộc lộ những điều này thông qua các hành động, bạn chỉ cần để ý quan sát là có thể biết được.
Khoảng cách giữa ba mẹ và con cái được rút ngắn sẽ giúp bạn . Mục đích bạn muốn dạy dỗ con thành người thế nào: luôn chủ động, sáng tạo, tự lập hay muốn có những con búp bê thụ động và chỉ biết nghe lời bạn? Gần gũi con nhưng vẫn giữ sự nghiêm khắc cần thiết của người làm cha mẹ sẽ giúp hiệu quả dạy con của bạn tốt hơn.
Ngân Ngân
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.