Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mặc dù trong suốt quá trình mang thai cũng như sau khi sinh mẹ mới thực sự là người ở bên con gái nhiều hơn nhưng rồi bỗng một ngày mẹ tự nhận ra rằng bố và con gái ngày càng thân thiết, cứ như là mẹ đang bị bỏ rơi. Mẹ tự hỏi vì sao?
Phải chăng mẹ đã làm sai điều gì đó. Đừng quá lo lắng, các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là chuyện hết sức bình thường trong giai đoạn bé phát triển tâm lý, tính cách những năm đầu đời. Mẹ học cách chấp nhận để con có mối quan hệ tốt với cha. Và biết đâu đó, điều này giúp con cảm thấy thú vị hơn.
Nếu mẹ vẫn cảm thấy rằng mình đang bị bỏ rơi và muốn dạy con ngoan cùng với chồng, thì có thể lưu tâm một số vấn đề như sau để cởi bỏ tâm lý dễ dàng hơn.
Chuyện thực ra rất đơn giản, chỉ là mẹ chưa quen với việc con đặt mình xuống thứ 2 sau bố. Nhưng cảm thấy tiếc nuối hoặc tự đổ lỗi cho bản thân cũng chẳng giúp mẹ cải thiện được tình hình. Thay vì ngồi đó than vãn, mẹ nên cùng bố và bé tham gia một vài hoạt động chung nào đó, trẻ có thể cảm nhận nỗ lực của mẹ.
Cha cũng yêu thương con gái như mẹ vậy. Chẳng qua là cách thể hiện có đôi chút vụng về thô cứng hơn. Đừng đổ lỗi cho cha về việc bé cưng ngày càng thích chơi với bố hơn.
Rất hiếm trường hợp ba đứa trẻ ngăn cản con chơi cùng mẹ, nếu không phải là mối quan hệ vợ chồng đang có vấn đề. Đó không phải lỗi của bố và có nhiều cách giải thích vấn đề tích cực hơn mà mẹ hoàn toàn tự nhìn nhận được.
Cách dạy con gái của bố hay mẹ đều không liên quan gì tới việc trẻ từ chối ở bên mẹ nhiều hơn. Đôi khi chỉ vì chơi với ba, trẻ cảm thấy thú vị hơn. Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu với tư cách là cha mẹ. Và tùy vào thời điểm trẻ muốn mạnh hay yếu mà thôi.
Đôi lúc con sẽ khóc rất nhiều khi ba không có thời gian ở bên hoặc đang bận rộn vì công việc. Lúc này, mẹ cần dỗ dành bé, kiên nhẫn hơn một chút dù trong lòng đang buồn bã và có thể là ganh tỵ, nhưng đừng để bé một mình. Suy cho cùng, mỗi người đều có cách riêng để yêu thương cha mẹ.
Bằng cách này hay cách khác, mẹ không “khoán trắng” việc trông con cho ba. Nếu con thích chơi với cha, đương nhiên mẹ hoàn toàn có thể nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình mà chẳng phiền lo. Nhưng làm như vậy, trẻ sẽ xa rời mẹ nhiều hơn. Hãy cố gắng đảm bảo rằng cả bố và mẹ luôn dành thời gian chăm sóc con, cùng nhau và riêng lẻ.
Dù con có đang khóc khóc, rên rỉ về chuyện chẳng có ba mẹ cũng nên cố gắng nhẫn nhịn ngay cả khi bé nổi cơn thịnh nộ. Khi mẹ càng tích cực chơi cùng bé, cho trẻ ăn, rửa tay hay đi dạo chung thì câu nói ” Con muốn ba” sẽ càng ít có khả năng được nghe thấy.
Con gái có thể nức nở khi nhận ra mình không ở bên cha cả ngày và mong muốn thay đổi điều đó. Lúc này hãy quyết tâm ở bên con, bất kể bé phản ứng như thế nào. Giải thích cho con gái hiểu mẹ cũng quan tâm con như ba. Từ từ bé sẽ cảm nhận được.
Theo Youngparents
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.