Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 06/09/2022

Mối quan hệ độc hại là gì? 11 dấu hiệu bạn cần biết

Mối quan hệ độc hại là gì? 11 dấu hiệu bạn cần biết
Bạn cảm thấy mệt mỏi, bất an; tinh thần và thể chất bị suy nhược khi trong một mối quan hệ. Hãy xem những dấu hiệu dưới đây để biết bạn có trong mối quan hệ độc hại không nhé!

1. Mối quan hệ độc hại là gì?

Mối quan hệ độc hại (Toxic relationship) là mối quan hệ mà bạn không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ từ người yêu; thậm chí bạn bị hạ thấp hoặc bị tấn công. Một người trong mối quan hệ độc hại sẽ tìm cách làm giảm giá trị của người còn lại. Mối quan hệ độc hại thường có sự cạnh tranh, thiếu tôn trọng và thiếu gắn kết.

Mối quan hệ độc hại có thể tồn tại trong bất kỳ bối cảnh nào, từ nơi vui chơi, giải trí đến phòng họp và thâm chí trong ngôi nhà bạn đang ở. Mối quan hệ độc hại có thể xảy ra giữa các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, người yêu của bạn.

Một mối quan hệ là độc hại khi hạnh phúc của bạn bị đe dọa theo một cách nào đó — về mặt tình cảm, tâm lý và thậm chí cả thể chất.

2. Cách nhận biết một mối quan hệ độc hại

2.1 Bạn bị đối phương thao túng tâm lý (gaslighting)

Họ không ngừng tiêm vào đầu bạn những lời nói dối rằng thế giới này chỉ có họ là tốt với bạn và yêu thương bạn. Dần dần bạn tin đó là thật. Bạn cô lập mình với thế giới bên ngoài.

Lúc này, họ trở thành chỗ dựa, thế giới duy nhất của bạn. Bạn bắt đầu lệ thuộc vào người đó. Người yêu cô lập tình cảm của bạn bằng những lời nói dối vừa là dấu hiệu của Gaslighting; vừa là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại. Hành động này sẽ khiến bạn khó xây dựng mối quan hệ với người khác.

2.2 Trong mối quan hệ độc hại, đối phương luôn xúc phạm bạn

mối quan hệ độc hại

Mối quan hệ độc hại là khi người mà bạn luôn yêu thương, tin tưởng liên tục lăng mạ, làm nhục hoặc đe dọa bạn. Hành vi này sẽ khiến lòng tự trọng của bạn giảm mạnh; làm bạn tự ti và ngày thấy mình vô dụng. Đến một lúc nào đó, bạn bắt đầu tin rằng bản thân mình là điều tồi tệ.

Ngoài ra, hành vi xúc phạm kéo dài có thể gây những chấn thương tâm lý, dẫn đến trầm cảm. Nghiêm trọng hơn, thái độ miệt thị còn có thể là tiền thân của bạo lực thể xác.

2.3 Không tôn trọng sở thích của đối phương

Người yêu hoặc vợ/chồng của bạn cứ liên tục bắt bạn làm những việc mà bạn không muốn làm? Đó có thể là yêu cầu hoặc cấm đoán. Điều này rất nguy hiểm; nó khiến bạn có những giới hạn nhất định và thiếu đi sự tự do.

Họ thường ra điều kiện và đe dọa bạn nếu bạn không làm hài lòng họ. Tình trạng này mang đến rất nhiều căng thẳng; quan trọng nhất là nó tạo ra cảm giác bất lực. Đồng thời, cảm giác tự do và khả năng lắng nghe mong muốn bản thân của bạn sẽ dần biến mất.

2.4 Dấu hiệu của mối quan hệ độc hại: Nửa kia không hề quan tâm đến bạn

Bạn hy sinh mọi thứ vào mối quan hệ này và nửa kia lại hành động như thể không có vấn đề gì lớn. Bạn cố gắng giải quyết mọi thứ nhưng người ấy lại không hề quan tâm. Bạn dành tất cả tình cảm của mình nhưng bạn đời của bạn vẫn thờ ơ. Vậy là bạn đang trong một mối quan hệ độc hại.

Mối quan hệ độc hại là người bạn yêu không thực sự quan tâm đến bạn hoặc mối quan hệ của cả hai. Cuối cùng, bạn sẽ rất mệt mỏi vì liên tục đầu tư vào một mối quan hệ; mà bản thân chỉ nhận được sự lạnh lùng và thờ ơ.

2.5 Bỏ bê việc chăm sóc bản thân

Một mối quan hệ độc hại sẽ khiến bạn dần bỏ quên những sở thích đã từng yêu thích; bỏ bê sức khỏe và hy sinh thời gian rảnh rỗi cho nửa kia. Nguyên nhân có thể là vì bạn dành quá nhiều thời gian cho mối quan hệ của mình; hoặc vì đối phương không đồng ý khi bạn làm việc riêng.

Một người thương bạn sẽ ủng hộ và tạo điều kiện theo đuổi sở thích và chăm sóc bản thân. Nếu bạn gặp trường hợp này; hãy chia sẻ với đối phương và sắp xếp lại thời gian biểu của bản thân.

>> Bạn có thể tham khảo: Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

2.6 Dấu hiệu của mối quan hệ độc hại: Người ấy không tin tưởng bạn

Người ấy không tin tưởng bạn

Sự tin tưởng là một khía cạnh rất quan trọng của mọi mối quan hệ. Nếu một người đã phá hủy lòng tin của bạn; điều này sẽ có thể khiến bạn muốn làm điều tương tự với họ.

Khi bạn nghi ngờ đối tác của mình thiếu trung thực hoặc khi họ không thể tin tưởng bạn thì sự lo lắng, xung đột và thậm chí trầm cảm có thể xảy ra đối với cả hai. Điều này ngăn cản bạn có một mối quan hệ lâu dài. Nếu điều này tiếp diễn; bạn có thể sẽ bị mất lòng tin không chỉ trong tình yêu mà còn trong các mối quan hệ xã hội khác.

>> Bạn có thể tham khảo: Chồng ngoại tình vợ nên làm gì? 10 cách xử trí thông minh của phụ nữ hiện đại

2.7 Mối quan hệ độc hại là nửa kia luôn kiểm soát bạn

Sự kiểm soát liên tục có thể phá hủy những cảm xúc và tình cảm đẹp nhất. Một người yêu có thói quen kiểm soát sẽ thường xuyên theo dõi điện thoại và các tài khoản xã hội của bạn. Thậm chí, họ sẽ ngăn không cho bạn ở một mình, cấm đoán; và yêu cầu bạn báo cáo chi tiết từng việc bạn làm trong ngày. Bạn có thể sẽ cảm thấy không còn riêng tư.

2.8 Đối phương thiếu tôn trọng bạn

Biểu hiện của thiếu tôn trọng có thể là làm bạn bẽ mặt bằng việc nói khuyết điểm của bạn ở chỗ đông người, dùng những xưng hô khiếm nhã như “nó, con này, thằng này…” với thái độ tiêu cực.

Ngoài ra, thiếu tôn trọng còn được biểu hiện ở chỗ đối phương thường xuyên trễ hẹn, hủy hẹn liên tục, hứa hẹn với bạn rất nhiều nhưng đều thất hứa. Điều này làm cái tôi của bạn bị ảnh hưởng, dần dần bạn sẽ cảm thấy thất vọng ở đối phương và bản thân.

2.9 Người ấy luôn đổ mọi tội lỗi cho bạn

Nửa kia của bạn cứ cố đẩy trách nhiệm lên bạn về bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống của cả hai. Họ trốn tránh mọi trách nhiệm và bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ.

Rõ ràng, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và mối quan hệ của bạn nói chung. Bạn có thể liên tục cảm thấy tội lỗi, mất niềm tin vào bản thân; và cảm thấy gánh nặng trách nhiệm là rất lớn.

Hãy nhớ rằng, mối quan hệ tình cảm là của hai người, bạn không việc gì phải chịu đựng mọi trách nhiệm một mình.

2.10 Ghen quá mức cũng là biểu hiện của mối quan hệ độc hại

ghen tuông quá mức

Ghen với người yêu có thể là điều bình thường diễn ra trong một mối quan hệ. Thế nhưng nếu ghen quá mức có thể bào mòn đi mối quan hệ của cả hai, khiến tình yêu dần phai nhạt.

Trước khi nổi nóng với người yêu, hãy nói cho họ biết suy nghĩ của bạn. Nếu đối phương yêu bạn thật lòng, họ sẽ sửa chữa để không khiến bạn khó chịu.

2.11 Đối phương không bao giờ công nhận sự thành công của bạn.

Một mối quan hệ không lành mạnh là khi người ấy phủ bỏ mọi thành quả mà bạn đạt được và không ngừng hạ thấp giá trị của bạn.

Điều này khiến bạn cảm thấy những thành tích mà mình đạt được là vô nghĩa. Bạn cũng dần đánh giá thấp, nghi ngờ bản thân. Bạn tự ti, rơi vào khủng hoảng.

3. Cách giúp bạn thoát khỏi mối quan hệ độc hại

Cách thoát khỏi mối quan hệ không lành mạnh là bạn cần tỉnh táo nhận ra đối phương không phù hợp với bạn; đồng thời cắt đứt liên lạc và trân trọng giá trị của bản thân.

Bước 1: Cân nhắc xem có nên rời bỏ mối quan hệ này không

Nếu những hành động tiêu cực lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài. Đã đến lúc bạn nên chấm dứt mối quan hệ không lành mạnh này ngay lập tức.

Còn nếu chỉ có một vài khoảnh khắc, do tác động từ bên ngoài khiến người ấy làm tổn thương bạn. Và nếu người ấy thật sự quan trọng với bạn, hãy nói cho họ biết suy nghĩ của bạn để xem họ có thay đổi không.

Bạn có thể hỏi ý kiến của những người thân nhất. Đôi khi ý kiến của những người xung quanh sẽ khách quan hơn.

>> Bạn có thể tham khảo: 10 dấu hiệu cho thấy 99 chồng không còn yêu vợ

Bước 2: Cắt đứt tất cả các hình thức liên lạc

thoát khỏi mối quan hệ độc hại
Từ bỏ việc liên lạc là cách thoát khỏi mối quan hệ độc hại

Nếu thực sự muốn thoát khỏi mối quan hệ độc hại; bạn cần kiểm soát chặt chẽ tất cả các hình thức liên lạc có thể với người đang muốn cắt đứt, tốt nhất là không liên lạc gì cả. Hầu hết những người tồi tệ thường có sức hút mãnh liệt và chính sự yếu đuối sẽ khiến bạn dễ mủi lòng; vậy nên bạn sẽ lại dễ dàng sa lại vào mối quan hệ tồi tệ chỉ vì lòng thương hại.

Đôi khi việc cắt đứt mối quan hệ vô cùng khó khăn bởi bạn sẽ phải tiếp xúc với người ấy mỗi ngày (chẳng hạn như người đó là đồng nghiệp của bạn). Vậy thì hãy để mối quan hệ của bạn dừng lại ở phép lịch sự xã giao mà thôi.

Bước 3: Hãy nhận thức giá trị của bản thân

Hãy tự tin với chính mình, cảm nhận mình đã trưởng thành hơn sau khi đã vượt qua mối quan hệ độc hại trước đó. Hãy thông cảm cho bản thân nếu có những phút bạn nhớ nhung người cũ, bởi đó là một điều hết sức bình thường. Nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng mối quan hệ mà bạn đã cắt đứt chỉ gây hại cho bạn mà thôi.

>> Bạn có thể tham khảo: Đàn ông thích gì ở phụ nữ? Người phụ nữ lý tưởng bao chàng tìm kiếm

Bước 4: Giải tỏa căng thẳng

Nếu cảm thấy trầm uất sau khi chia tay và thoát khỏi mối quan hệ độc hại; bạn hãy khóc lớn để giúp giảm đau, cải thiện tâm trạng; vượt qua nỗi buồn và hỗ trợ giấc ngủ.

Bạn cũng có thể chia sẻ tâm sự với người thân mà bạn tin tưởng để cởi bỏ được những tâm sự trong lòng và giải tỏa được cảm xúc tiêu cực sau khi chia tay.

Bước 5: Dành thời gian thư giãn cho bản thân

Khi dành thời gian thư giãn, bạn sẽ tìm thấy năng lượng cho chính bản thân mình và cảm thấy tinh thần lạc quan hơn. Hãy yêu thương bản thân bằng việc ăn uống healthy, eat clean, ăn thô, tập thể dục, tăng cường giấc ngủ, chăm sóc ngoại hình, massage thư giãn,…

Thật sự khá khó để nhận ra bạn có đang trong một mối quan hệ độc hại không vì bạn đã quen với những hành động mang tính đó và dần cho đó là chuyện bình thường nên có trong một mối quan hệ. Hãy lý trí, nếu thấy giá trị của bản thân bị đối phương vùi dập, họ không hỗ trợ gì cho bạn thì đó có thể bạn đang rơi vào mối quan hệ không lành mạnh. Hãy tìm cách tránh xa càng sớm càng tốt để bản thân không bị ảnh hưởng tiêu cực.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What Is a Toxic Relationship? 7 Signs and What to Do
https://www.simplypsychology.org/toxic-relationships.html
Ngày truy cập: 31/08/2022

2. Toxic Relationships
https://www.psychalive.org/toxic-relationship/
Ngày truy cập: 31/08/2022

3. How to check if you’re in a toxic relationship
https://www.relationshipsnsw.org.au/toxic-relationship-checklist/
Ngày truy cập: 31/08/2022

4. 10 Signs of an Unhealthy Relationship
https://www.joinonelove.org/signs-unhealthy-relationship/
Ngày truy cập: 31/08/2022

5. Toxic Relationships
https://centerstone.org/our-resources/health-wellness/toxic-relationships/
Ngày truy cập: 31/08/2022

x