Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/11/2020

Nuôi con nhỏ sẽ "tiêu diệt" tình cảm vợ chồng?

Nuôi con nhỏ sẽ "tiêu diệt" tình cảm vợ chồng?
Bố dễ dàng cảm thấy mình bị “ra rìa” khi gia đình vừa có thêm một thành viên nhí. Làm thế nào để các ông bố trẻ không còn tủi thân và vẫn giữ được tình cảm lứa đôi mặn nồng trong lúc bạn "đầu tắt mặt tối" với việc chăm con nhỏ?

Bố mẹ có bất ngờ khi biết rằng việc nuôi con nhỏ làm suy giảm mức độ hạnh phúc của các cặp đôi thậm chí còn nhiều hơn so với ly hôn hay thất nghiệp? Đây là kết quả nghiên cứu trên khoảng 2.000 người Đức, tiến hành từ lúc họ độc thân cho đến khi có gia đình và có con trên 2 tuổi. Chỉ có 30% trong số đó cảm thấy hài lòng về mức độ cuộc sống trong 2 năm đầu có con. 70% còn lại cảm thấy hạnh phúc của mình bị suy giảm. Việc có con nhỏ làm giảm 1,4 điểm hạnh phúc của các cặp vợ chồng.

Động viên chồng chủ động hơn để nuôi dưỡng hạnh phúc

Bạn nhớ động viên chồng chủ động hơn trong những tình huống sau đây nhé!

Nuôi dưỡng cảm xúc khi nuôi con nhỏ
Nếu mẹ không có thời gian, bố có thể tự tạo thời gian cho mình mà

1/ Tranh thủ thời gian ở bên mẹ những lúc yên ắng

Thành viên nhí mới chào đời sẽ chiếm hết thời gian và sự quan tâm của cả bố lẫn mẹ, nhưng tình cảm vợ chồng đầm ấm chính là nền tảng vững chắc để nuôi con nhỏ. Bố mẹ càng chú ý chăm chút, mối quan hệ lứa đôi này càng trở nên gắn bó và con cái cũng trưởng thành trong bầu không khí vui vẻ, ấm áp của gia đình.

2/ Nhờ ông bà hoặc người thân giúp trông con để “hẹn hò”

Cứ mỗi hai tuần, hoặc ít nhất mỗi tháng một lần, bố đừng quên dành cho mẹ một cuộc hẹn hò lãng mạn như ra ngoài ăn tối, uống cafe hoặc chỉ đơn giản là cùng nhau dạo phố. Đây là cơ hội để bố mẹ đi chơi riêng, trò chuyện và tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ bên nhau. Điều này cũng sẽ giúp giữ “lửa” cho tình cảm lứa đôi dù gia đình vừa tăng thêm thành viên.

3/ Kiên nhẫn với “chuyện ấy”

Phải mất vài tuần, thậm chí vài tháng, mẹ mới sẵn sàng cho chuyện quan hệ chăn gối cùng bố. Các bà mẹ không chỉ cần thời gian để hồi phục vùng cơ thể bên dưới sau khi sinh bé mà còn dễ bị kiệt sức vì nhiều đêm mất ngủ và bận bịu chăm nom con. Bố chỉ cần cho mẹ thêm chút thời gian và không gian, cũng đừng cằn nhằn mẹ nhé vì như thế sẽ càng khiến mẹ thêm căng thẳng.

4/ Không nên lo lắng nếu cả hai đều bồn chồn với việc “yêu” lại sau sinh

Rất nhiều cặp vợ chồng rơi vào tình trạng trên sau một thời gian ngưng quan hệ. Bố nên cố gắng trò chuyện, tâm tình cùng mẹ và xua tan nỗi lo âu ngay từ đầu. Ngoài ra, cơ thể của mẹ có khả năng tự phục hồi rất giỏi, vì thế lửa yêu đương cũng sẽ mau chóng quay trở lại với cả hai. Quan trọng hơn là “chuyện ấy” tạo ra cảm giác rất thoải mái.

5/ Ghi nhớ những ngày trọng đại trong năm

Bố nên ghi chú và đặt lịch nhắc nhở những ngày đặc biệt như sinh nhật mẹ, kỷ niệm ngày cưới (hoặc lần hẹn hò đầu tiên), Giáng sinh, ngày Valentine, Ngày của Mẹ… Đừng quên tặng quà cho mẹ và chứng tỏ “Bố vẫn yêu mẹ lắm lắm”; đôi khi chỉ đơn giản là bó hoa kèm theo tấm thiệp viết tay cũng đủ khiến các bà mẹ rưng rưng cảm động trước sự quan tâm của bố rồi đấy!

Bí quyết tiết kiệm thời gian khi nuôi con nhỏ để vun đắp tình cảm vợ chồng

1/ Tổ chức công việc hợp lý để nuôi con nhỏ tốt như mong muốn

  • Tập sắp xếp những thứ bạn thường quên hoặc dùng thường xuyên vào một chỗ cụ thể để bạn không mất thời gian tìm kiếm. Giày dép nên được lấy ra và đặt bên cạnh cửa hoặc để lên kệ giày dép. Cặp xách nên được treo trên một cái giá. Bút màu và vật dụng làm mỹ thuật nên để vào một cái thùng có dán nhãn… Sách báo nên được sắp xếp, phân loại cẩn thận để bạn có thể tìm thấy những gì bạn cần đọc một cách nhanh chóng.
  • Chén bát rửa sạch xong, để ráo nước nên sắp xếp theo trật tự để khi cần, bạn có thể lấy thật nhanh.
  • Nên viết ra một danh sách những việc cần làm trong tuần lên bảng. Việc nào đã hoàn thành thì gạch bỏ sẽ giúp cho bạn tránh khỏi cảm giác ngập đầu trong công việc. Nó cũng là cơ hội để chồng bạn có thể giúp đỡ bạn mà không phải hỏi xem anh ấy cần phải làm gì.
  • Để theo dõi việc chi tiêu hàng tháng, bạn nên có 12 túi nhỏ và ghi tên từng tháng lên mỗi túi nhỏ đó. Với các hóa đơn, bạn phân loại và bỏ chúng vào tháng phù hợp. Như vậy bạn sẽ dễ dàng quản lý việc chi tiêu của mình trong năm.
  • Nên soạn sẵn một danh sách tất cả các thông tin liên lạc khi cần thiết, bao gồm: số điện thoại của bạn, chồng bạn, bác sỹ của con bạn, các số khẩn cấp khác, các loại thực phẩm hay đồ chơi bé thích và cách sử dụng, thói quen và giờ giấc sinh hoạt của bé… rồi dán lên tủ lạnh. Các thông tin này cần ngắn gọn, dễ hiểu để bạn có thể hướng dẫn nhanh cho người giữ trẻ, nhất là người làm mới.
Bí quyết dọn dẹp nhà cửa nhanh hơn khi nuôi con nhỏ
Mẹ nên phân chia công việc một cách hợp lý để có thể dọn dẹp nhà một cách nhanh hơn.
  • Bạn nên đặt một vài túi rác lồng vào nhau trong thùng rác. Khi bạn lấy túi này ra, bạn sẽ có ngay túi mới đã thay sẵn, nhờ đó bạn không cần mất thời gian thay một túi khác. Ngoài ra, bạn nên để túi rác cuộn ở gần thùng rác, như vậy bạn sẽ không mất thời gian tìm kiếm khi cần.
  • Bạn có thể sử dụng những giỏ hoặc sọt nhỏ để đựng đồ, đặc biệt là để gom đồ chơi của bé rải rác quanh nhà. Khi bạn không có thời gian để dọn dẹp và khi bạn bè ghé chơi, việc gom nhanh tất cả mọi thứ vào một giỏ cho gọn rồi đặt nó vào một góc khuất nào đó là cách nhanh và tiện nhất.
  • Nên để giấy vệ sinh, khăn lau và dung dịch vệ sinh ở những chỗ thuận tiện trong mỗi phòng. Như thế, bạn có thể lau dọn hoặc làm vệ sinh ngay khi cần mà không cần chạy lên sân thượng hay xuống nhà bếp để lấy dụng cụ. Cách này có vẻ tốn kém nhưng nó giúp bạn tiết kiệm thời gian.
  • Trong lúc chờ hâm nóng thức ăn hay sữa cho bé, bạn có thể tranh thủ dọn dẹp bếp hay rửa chén. Bạn sẽ thấy mấy chục giây hay vài phút khi nuôi con nhỏ sao mà nhiều và đáng quý quá!

2/ Tranh thủ thời gian khi con ngủ

Bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi thanh toán các hóa đơn qua internet. Mọi thao tác chỉ mất 5 – 10 phút, khác hẳn trước đây, bạn sẽ mất ít nhất là 1 tiếng để chạy đến các điểm thanh toán, điền vào các phiếu nộp tiền rồi ngồi chờ gọi tên…

Nếu mỗi lần con ngủ, bạn đi dọn dẹp nhà cửa thì mọi thứ sẽ rất ngăn nắp. Tuy nhiên, sau khi cho bé ngủ xong, bạn dường như không còn nhiều năng lượng để làm thêm việc gì khác. Do đó, bạn nên chọn làm một số việc trong khả năng của mình như rửa chén chẳng hạn và những việc còn lại thì cứ để ngày mai. Việc này sẽ giúp bạn thấy thoải mái và ít áp lực hơn.

Sau khi bạn tắm cho bé, bạn có thể tranh thủ dọn dẹp nhà vệ sinh luôn. Bé tắm xong thì bạn cũng xong được một việc nhà.

Các bí quyết tiết kiệm thời gian khi nuôi con nhỏ
Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách lau chùi phòng tắm sau khi đã tắm cho bé.

Khi nuôi con nhỏ, mỗi buổi sáng, bạn có thể vừa hát, nói chuyện, đùa giỡn với bé trong khi thay đồ cho bé, thay bỉm, thu gom đồ chơi, bỏ đồ vào máy giặt và hút bụi… Lưu ý đối với nuôi con nhỏ trong trường hợp này là cần chắc chắn bé đã ở trong cũi an toàn khi bạn làm việc nhé!

Sau khi cho bé ăn xong, đặt bé ngồi vào ghế dành riêng cho bé, thắt dây an toàn đầy đủ, đây là lúc bạn có thể tranh thủ xếp quần áo, rửa chén bát hay làm một số việc khác trong nhà bếp. Để có nhiều thời gian cho những việc lâu hơn như lau nhà, chùi nhà tắm, bạn nên cho bé những đồ chơi đòi hỏi bé tập trung cao độ như bút chì màu và giấy để vẽ.

Cố gắng làm tất cả những thứ bạn có thể làm sau khi bé ngủ và trước khi bạn đi ra ngoài như làm đồ ăn, rửa bình sữa, xếp quần áo cho bé hoặc lau dọn nhà bếp. Bằng cách này, bạn có thể cảm thấy dễ chịu với việc nhà và không để nó ảnh hưởng đến thời gian bạn nuôi con nhỏ.

Để sẵn vài món đồ chơi ở những nơi như nhà bếp hay phòng khách, chúng sẽ “giữ con” giúp bạn khi bạn đang bận.

3/ Giao việc phù hợp với khả năng của bé

Đối với bé lớn hơn, bạn đừng ngại cho bé giúp bạn những việc nhà đơn giản như úp chén bát, tưới cây.

Bạn giao nhiệm vụ thu gom giày dép và xếp chúng lên kệ theo từng đôi cho bé.

Sau một bữa ăn gia đình, mỗi thành viên trong nhà bạn nên tự gom thức ăn thừa bỏ vào thùng rác, đem chén đĩa dơ của mình bỏ vào bồn rửa chén. Nếu bé còn nhỏ, bạn có thể đi theo hỗ trợ bé và tập dần thói quen này cho bé.

Bạn có thể dạy bé cách nhận biết các đồ dùng trong bếp như các loại gia vị, phân biệt một số loại thực phẩm như rau củ và trái cây. Trong khi bạn nấu ăn, bạn có thể nhờ bé đưa nguyên vật liệu cho bạn. Nếu bé đưa nhầm, bạn nên giải thích sự khác biệt cho bé.

Chia sẻ việc nhà khi nuôi con nhỏ
Đừng ngần ngại nhờ bé làm phụ việc nhỏ. Điều đó sẽ làm cho bé thích thú hơn.

Mỗi ngày trong tuần gia đình bạn nên cùng nhau dành ra khoảng 30 phút để dọn dẹp nhà cửa và làm một số việc vặt khác. Nhờ đó, thứ Bảy và Chủ nhật, gia đình bạn sẽ có thời gian để đi nghỉ mát hay du lịch cùng nhau. Quan trọng hơn là cả nhà cùng làm vì một mục tiêu chung.

Bạn nên tập cho bé ý thức dọn dẹp đồ chơi của mình hay những gì mà bé bày ra. Sau khi chơi xong, bé sẽ gom hết đồ chơi xung quanh rồi xếp lên kệ hay cho vào giỏ. Lúc đầu, bạn sẽ chỉ cho bé nên cất cái gì, để ở đâu… và những lần sau bé sẽ tự làm. Không bao giờ là quá sớm để dạy cho bé ý thức tự giác dọn dẹp “bãi chiến trường” của mình.

Nếu bạn cũng cùng trăn trở trên, bài viết này đích thị là dành cho bạn. Hãy tìm những giải pháp thích hợp để nuôi con nhỏ và vun đắp hạnh phúc, bạn nhé!

4/ Thương lượng thời gian làm việc với sếp

Trước khi tiếp cận với sếp và cùng trao đổi về vấn đề thời gian làm việc linh hoạt do có con nhỏ, bạn cần ghé thăm phòng nhân sự trước. Hãy đảm bảo chắc chắn về việc khả thi đối với các đàm phán lịch trình làm việc sắp tới: công ty từng có tiền lệ về việc này trước đây hay chưa, chính sách phân bổ thời gian làm việc của công ty đối với mẹ trẻ như thế nào, phòng ban của bạn đang có kế hoạch tuyển người bổ sung hoặc dự phòng hay không, khối lượng công việc của bạn đã được tiếp quản và xử lý ra sao trong thời gian thai sản,…

Trong trường hợp công ty từng có tiền lệ chấp thuận lịch làm việc linh hoạt cho một hoặc vài nhân viên trước đây, hãy tìm cách gặp và hỏi họ bí quyết để thương lượng với sếp.

can-doi-giua-cong-viec-va-cham-soc-con-nho_1
Ghé thăm phòng nhân sự trước sẽ giúp bạn tích luỹ được vốn lý lẽ thuyết phục sếp sau này.

Chuẩn bị lập luận thuyết phục

Hãy trình bày thật chi tiết và hợp tình hợp lý để cấp trên thấy được hiệu quả công việc vẫn được duy trì nếu bạn về sớm hoặc cắt giảm thời gian làm việc trong tuần. Ngoài ra, bất kỳ người sếp tinh ý và thông minh nào cũng đều biết một đội ngũ làm việc thoải mái về tâm lý sẽ mang lại chất lượng công việc vượt trội hơn hẳn so với một ê-kíp có những nhân viên luôn phải lo nghĩ về con nhỏ ở nhà. Hãy khéo léo gợi ý và nhắc nhớ sếp về điều quan trọng đó. Ngoài ra, nếu là một nhân lực mẫn cán và luôn có những đóng góp đáng kể cho công ty, đây cũng sẽ là một lợi thế cho bạn.

Đã đến giờ gặp sếp

Tuỳ theo tính chất và sự bận rộn của sếp, hãy thiết lập cuộc hẹn với cấp trên ngoài giờ làm việc nhưng diễn ra ngay tại văn phòng nhằm không làm gián đoạn tiến trình làm việc của sếp nhưng vẫn không tạo ra cảm giác bạn đang có gì khuất tất. Buổi trao đổi nên diễn ra nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng. Hãy mở đầu câu chuyện bằng thiện chí lo lắng cho hiệu quả công việc. Tùy theo mức độ cởi mở và thân tình của lãnh đạo, bạn có thể chia sẻ vài khó khăn và vất vả của việc chăm bé hiện tại (nếu sếp là nữ và cũng từng có con, đây sẽ là điểm lợi để bạn tranh thủ sự cảm thông).

Bạn cần chuẩn bị một bản viết tay liệt kê rõ những điểm quan trọng như:

  • Thời gian làm việc linh hoạt của bạn sẽ mang lại lợi ích như thế nào.
  • Bản kế hoạch chi tiết về những đầu việc bạn sẽ chịu trách nhiệm chính và những phần việc có thể hướng dẫn hoặc giao phó cho người khác.
  • Khản năng công ty và bạn vẫn luôn kết nối và giữ liên lạc được với nhau trong thời gian bạn làm việc tại nhà hoặc về sớm.
  • Các báo cáo thường xuyên để sếp vẫn quản lý và theo dõi được công việc của bạn: báo cáo hàng tuần, email mỗi ngày,…

Nếu sếp không đồng ý

Trong trường hợp xấu nhất là sếp hoàn toàn thờ ơ và lãnh đạm với bản kế hoạch thương lượng của bạn, hãy đề nghị một khoảng thời gian thử nghiệm 2-3 tháng để chứng tỏ cho sếp thấy công việc vẫn trôi chảy nếu anh/chị ấy thử đặt lòng tin vào bạn. Khi chọn giải pháp này, bạn cũng cần tự lượng sức mình cũng như lường hết được tính chất công việc sắp tới. Bạn nên thẳng thắn tự vấn bản thân về việc làm việc tại nhà hoặc về sớm để nuôi con nhỏ cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể toàn tâm toàn ý vào công việc (dù cho thời điểm ấy trên giấy tờ là bạn vẫn đang làm việc tại nhà).

Một lần nữa, hãy cân nhắc kỹ lưỡng xem bạn có thể chấp nhận tình huống tệ hơn cả tệ là bạn phải nghỉ việc hay không? Xét cho cùng, bạn đi làm để nuôi bé hay gánh nặng tài chính không thật sự đè nặng trên vai? Chỉ có bạn mới là người biết rõ nhất cán cân ấy.

Trang Vàng

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x