Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/07/2016

Cha yêu con theo cách của riêng mình

Cha yêu con theo cách của riêng mình
Lần đầu nhìn thấy con yêu, hầu hết các mẹ sẽ không kìm được mà muốn ôm hôn bé cưng ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn có để ý rất ít ông bố chọn cách ôm ấp, vuốt ve để thể hiện tình cha con của mình? Liệu có phải bố thường không yêu con bằng mẹ?

Cùng là tình yêu thương con cái, nhưng bạn có bao giờ thắc mắc vì sao cách thể hiện tình cha con và tình mẹ con thường khác nhau? Liệu có phải mẹ luôn là người yêu con nhiều hơn bố?

Tình cha con ảnh hưởng như thế nào?
Bố có cách thể hiện tình cảm hoàn toàn khác

Thực tế, theo nghiên cứu của các chuyên gia Israel, cả mẹ và bố đều xuất hiện hoóc-môn oxytocin, loại hoóc-môn tình yêu thường xuất hiện trong những tháng đầu của những người mới làm bố mẹ. Ở các mẹ, nồng độ oxytocin sẽ tăng cao khi thể hiện tình mẹ con thông qua những cử chỉ ôm ấp, vuốt ve, trò chuyện hay nhìn chằm chằm vào khuôn mặt con. Tuy nhiên, đối với các ông bố, sự gia tăng loại hoóc-môn này chỉ xuất hiện khi bố cùng bé đứng lên ngồi xuống, hoặc cùng chơi đùa với bé cưng.

Không giống người làm mẹ thể hiện tình cảm, sự quan tâm đối với con qua lời nói, cử chỉ chăm sóc hàng ngày, người bố thường dồn hết thời gian và tâm trí để nghĩ về sự phát triển của trẻ. Bố sẽ quan tâm đến những thay đổi của bé: thời điểm bé biết lật, biết đi hay lần đầu tiên bé đá banh… Đồng thời, bố cũng là người giúp con định hướng sự phát triển của mình.

Vai trò của người bố đối với sự phát triển của trẻ

– Ảnh hưởng đến nhận thức, ngôn ngữ

Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy vai trò quan trọng của người làm bố đối với sự phát triển ngôn ngữ, khả năng nhận thức và kỹ năng xã hội của các bé từ lúc mới tập đi đến khi trẻ được 5 tuổi. Theo nghiên cứu, ngay cả khi có mẹ gần bên, những căng thẳng của người cha có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức của trẻ từ 2-3 tuổi. Một nghiên cứu khác tại Đại học Maryland School cũng cho thấy sự phát triển tư duy, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội vượt trội hơn hẳn ở những bé có gia đình đầy đủ.

– Ảnh hưởng đến tâm lý

Nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Đại học Vanderbilt (Mỹ) cho thấy, những bé gái được bố dành tình yêu thương cũng như sự quan tâm thường xuyên sẽ ít phải đối mặt với những rắc rối về mặt tâm lý, và luôn cảm thấy được che chở, an toàn – bình yên. Đối với con trai, vai trò của người bố cũng có ảnh hưởng tương tự. Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, những bé trai nhận được tình yêu thương và quan tâm chăm sóc đặc biệt từ bố thường ít gặp vấn đề về mặt đạo đức khi trưởng thành. Hơn nữa, bố cũng là tấm gương để con trai noi theo, giúp trẻ nhận thức được bản thân và làm chủ cảm xúc của mình tốt hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x