Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chẳng cặp vợ chồng nào muốn cãi nhau nhưng không phải cặp nào cũng biết cách ứng xử và làm hòa khi mâu thuẫn xảy đến.
Vậy khi vợ chồng giận nhau ai nên làm lành trước? Và nên làm thế khi tranh cãi với nửa kia? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây!
1. Nguyên nhân mâu thuẫn giữa hai vợ chồng
Bất đồng quan điểm là điều không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ, kể cả khi hai bạn đã là vợ chồng. Và bất đồng quan điểm sẽ dẫn đến “chiến tranh lạnh” cũng là điều dễ hiểu. Nhưng lúc này, việc tìm kiếm và làm rõ nguyên nhân của vấn đề là điều tiên quyết mà cả hai bạn phải làm.
Theo chuyên gia tư vấn tình cảm Lesli Doares đã chia sẻ về khái niệm “cãi nhau hiệu quả” đó là khi: “mỗi cá nhân cần giữ bình tĩnh, không lên giọng, xúc phạm và lắng nghe quan điểm của nhau; cũng như không lảng tránh vấn đề”.
Hướng làm lành đã có, nhưng quan trọng là khi hai vợ chồng giận nhau thì ai nên làm lành trước? Ai mới là người cần chủ động?
2. Khi vợ chồng giận nhau ai nên làm lành trước?
Vợ chồng giận và cãi nhau ai nên làm lành trước? Phải chăng người làm lành trước là người “thua cuộc”?
Theo các nghiên cứu về hôn nhân gia đình, kết quả cho thấy phần lớn phụ nữ thường muốn được chồng nhường nhịn và làm lành trước. Vì điều đó giúp họ củng cố niềm tin rằng người đàn ông này rất yêu họ.
Tuy nhiên, đối với đàn ông, họ thường chọn “im lặng” trong mọi cuộc chiến. Dù đúng dù sai, đàn ông luôn muốn giữ hình ảnh cứng rắn và độc lập của mình.
Nếu xét theo khía cạnh tâm lý học, các chuyên gia cho biết, trong những cuộc cãi vã, phụ nữ thường nhắc lại chuyện cũ với những tổn thương chưa lành của họ. Song song đó, đàn ông lại chọn im lặng vì không hiểu; và không biết đối diện với cảm xúc phức tạp của chị em như thế nào.
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, thay vì cố phân định ai đúng ai sai, thì các cặp vợ chồng nên ưu tiên bảo vệ hạnh phúc gia đình bằng sự bao dung, và lắng nghe lẫn nhau và không phán xét.
Bạn đã sẵn sàng bỏ qua chuyện vợ chồng giận nhau ai nên làm lành trước và muốn thử làm người mở lời; dưới đây là những cách xử lý thông minh dành cho bạn.
3.1 Nói lời xin lỗi khi đã bình tĩnh
Nếu bạn cảm thấy mình không thể giữ bình tĩnh, hãy tạm đình chiến. Sau khi sự bình tĩnh đã quay trở lại, một trong hai bạn ai nói lời xin lỗi trước đều được. Mặc cho lý do cãi nhau là gì, thì cả vợ và chồng đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của nhau.
Xin lỗi trước không phải là người sai, và cũng không hẳn là người lép vế. Chỉ đơn giản là bạn thừa nhận được lỗi lầm của mình và mong muốn bảo vệ hạnh phúc cho cả hai.
Dù thế nào đi nữa, một trong hai bạn sẽ cần nói ra lời xin lỗi với nhau. Khi đó, sự hòa giải sẽ bắt đầu xảy ra.
3.2 Luôn sử dụng chủ ngữ ở ngôi thứ nhất khi giao tiếp
Sử dụng chủ ngữ khi giao tiếp là cách để tránh tình trạng công kích cá nhân. Bạn nên bắt đầu câu nói bằng chủ ngữ (I-statement) “Tôi / Anh / Em” để nói về mình. Thay vì công kích đối phương chủ ngữ ở ngôi thứ hai, ví dụ như: “Anh là đồi tối, Em là người có lỗi,..”
Vợ chồng giận và cãi nhau ai nên làm lành trước, có vẻ không quá quan trọng bằng việc giao tiếp lịch sự và tôn trọng nhau trong lúc mâu thuẫn xảy đến.
3.3 Tránh công kích cá nhân
Khi cãi nhau, việc nhanh chóng tấn công nửa kia bằng lời buộc tội sẽ khiến cho họ trở nên phòng thủ hơn. Họ sẽ phản ứng bằng việc đáp trả tiêu cực hoặc ngó lơ bạn mỗi khi thấy dấu hiệu bị buộc tội.
Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng việc nói về cảm xúc của mình thay vì đề cập đến lỗi lầm của đối phương. Ví dụ như: “Anh/em cảm thấy,…” thay vì “tại anh/em nên việc mới trở nên…”
3.4 Khi chồng giận, vợ nên làm gì?
Thông thường, vấn đề vợ chồng giận nhau ai nên làm lành trước thường được xuất phát từ tâm lý của chị em. Song song đó, chị em cũng muốn biết cách làm lành với chồng khi có mâu thuẫn.
Viết thư hoặc nhắn tin cho chồng: Đàn ông đôi khi rất dễ tính, nhất là đối với người họ yêu. Chỉ cần một sự chủ động của vợ, anh ấy sẵn sàng làm tất cả những điều còn lại để vợ chồng làm lành.
Những cái đụng chạm nhỏ: Một cái chạm vào vai, vào tay, hay thậm chí là một cái ôm từ phía sau của chị em cũng đủ để xua tan bầu không khí căng thẳng giữa hai người.
Chơi với con: Nếu hai vợ chồng đã có con, thì cơ hội làm lành cũng dễ hơn. Vì con sẽ là cầu nối, là cái cớ để hai vợ chồng có thể dễ dàng bắt chuyện lại với nhau.
Gần gũi và thân mật nhau: Trong bài viết thời điểm mà phụ nữ muốn quan hệ nhất, trong đó có thời điểm vợ chồng cãi nhau là lúc phụ nữ muốn quan hệ. Vì nếu được gần gũi chồng trong lúc này, phụ nữ sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì tình cảm giữa hai người.
Sau khi hiểu vợ chồng giận nhau ai nên làm lành trước; bạn lưu ý thêm một số điều không nên làm gì vợ chồng giận và cãi nhau.
Vợ chồng giận nhau NÊN và KHÔNG NÊN làm gì? Vợ chồng biết phải làm gì để làm lành thì cũng nên tránh những việc không nên làm để không dẫn đến sự đỗ vỡ hôn nhân.
NÊN
Đừng cố giành phần thắng.
Tránh buộc tội đối phương.
Coi đây là cơ hội để chia sẻ.
Thời điểm tranh cãi cũng quan trọng.
Hai bạn là một đội, không phải kẻ thù.
Đặt những câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề.
Tìm một thời điểm tốt để quay lại cuộc tranh luận.
Nếu bạn cảm thấy mình không thể giữ bình tĩnh, hãy tạm đình chiến.
Chấp nhận rằng không phải bất đồng nào cũng có thể giải quyết trong một lần.
KHÔNG NÊN
Bỏ nhà đi đột ngột.
Bỏ mặc con và vợ/chồng.
Cố thủ với quan điểm của mình.
Luôn đặt điều kiện cho người kia phải là người làm lành trước.
Bạn hãy nhớ rằng, vợ chồng giận nhau ai nên làm lành trước không quan trọng bằng việc cả hai đều mong muốn giữ hạnh phúc; và tôn trọng đối phương.
Cũng như sẽ không có con đường nào để làm biến mất tất cả mọi cuộc tranh luận trong các mối quan hệ. Giao tiếp tốt và hướng đến những cuộc tranh cãi ra vấn đề; thì dần dần hai vợ chồng sẽ vừa hiểu nhau và kiểm soát được các tình huống hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.