Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 3 tuần trước

10 triệu chứng bệnh lao lực và tác hại khi làm việc quá sức

10 triệu chứng bệnh lao lực và tác hại khi làm việc quá sức
Triệu chứng bệnh lao lực rất đa dạng, ví dụ như mệt mỏi, cáu gắt, chán ăn, mất ngủ… Nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe. Người bệnh nên điều chỉnh lại mức độ làm việc để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Triệu chứng bệnh lao lực gồm có chán ăn, mất ngủ, hay cáu gắt… Nếu gặp các dấu hiệu này, người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và làm việc để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Tâm lý Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Quốc gia tại Đại học Chicago, có đến 48% dân số nước Mỹ ngày càng cảm thấy stress trong 5 năm qua. 31% người trưởng thành đang gặp khó khăn trong việc quản lý công việc và trách nhiệm gia đình, 53% cảm thấy mệt mỏi và bị quá tải trong công việc.

Lao lực là gì?

Lao lực (overwork) là một tình trạng trong đó bạn làm việc trong nhiều giờ liên tục; kéo dài trong một khoảng thời gian dẫn đến sự kiệt quệ về mặt thể chất, tinh thần và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống ngoài công việc như gia đình, mối quan hệ, sở thích cá nhân, v.v.

Lao lực là gì?
Ai cũng cần quan tâm đến triệu chứng bệnh lao lực để bảo vệ sức khỏe mình

Tình trạng lao lực xảy ra khi một người lao động và làm việc quá sức mà không chú ý chăm sóc bản thân mình. Bệnh thường gặp ở những người từ 20 – 55 tuổi và không phân biệt người lao động tay chân hay trí óc. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra với những đối tượng như:

  • Học sinh, sinh viên học tập căng thẳng, vượt sức.
  • Vận động viên tập luyện thể thao dùng nhiều sức.
  • Những người nghiện game, nghiện phim… trong thời gian dài.

Trước khi đến với triệu chứng bệnh lao lực; hãy xem qua những tác hại của căn bệnh này.

Tác hại nghiêm trọng khi làm việc quá sức

Dưới đây là những tác hại của bệnh lao lực:

1. Hệ miễn dịch suy giảm

Làm việc quá nhiều nhưng lại không ăn uống điều độ, ăn không đúng bữa, thiếu ngủ, ngủ muộn dẫn đến tình trạng mất cân bằng nhịp độ sinh học của cơ thể và làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn bình thường.

2. Gây “đột quỵ mắt”

Những người ngồi trước màn hình máy tính quá nhiều hoặc thường xuyên sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử cầm tay khác nhưng lại ngủ không đủ giấc sẽ khiến mắt chịu một áp lực rất lớn, lâu dần có thể gây “đột quỵ mắt”.

Bệnh có dấu hiệu ban đầu là chói, mỏi mắt hoặc xuất hiện các cục máu đông nhỏ, sau đó là gây mất thị lực đột ngột và tắc nghẽn mạch máu võng mạc. Nếu không được điều trị, tỷ lệ mù lòa xảy ra là rất cao.

gây đột quỵ mắt
Tác động của triệu chứng bệnh lao lực có thể gây ra mù lòa bạn biết chưa

3. Ảnh hưởng đến tim

Một người lao lực trong thời gian dài sẽ khiến nhịp tim và huyết áp của họ tăng lên. Ở mức độ cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim và suy tim, nhất là với những người đã có sẵn vấn đề như bệnh tim.

Theo thống kê, có hơn 900.000 ca suy tim mới tăng lên mỗi năm. Triệu chứng gồm có hụt hơi, ho kéo dài, buồn nôn, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng… Suy tim phát triển theo thời gian và nếu không được can thiệp điều trị, bệnh có thể gây tử vong.

6. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Các triệu chứng bệnh lao lực kéo dài có mối liên hệ với bệnh tiểu đường tuýp 2 là rõ ràng ở những người thuộc nhóm có tình trạng kinh tế xã hội thấp, điều này đúng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, béo phì và hoạt động thể chất.

7. Lao lực kéo dài dẫn đến tình trạng kiệt quệ (burn-out)

Triệu chứng bệnh lao lực kéo dài có thể khiến một người trở nên kiệt quệ về tinh thần, thể chất và cảm xúc. Cuối cùng nó có thể gây ra cảm giác bất lực, vỡ mộng và hoàn toàn kiệt sức ở cá nhân.

10 triệu chứng bệnh lao lực bạn không nên bỏ qua

Để có thể ngăn chặn hoặc điều trị bệnh càng sớm càng tốt, người bệnh cần nhận ra những triệu chứng bệnh lao lực và kịp thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt và làm việc của mình. Dưới đây là những triệu chứng bệnh lao lực mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải:

1. Chán ăn

Sụt cân là tình trạng phổ biến khi bị bệnh lao lực, nguyên nhân là do người bệnh thường xuyên bỏ bữa vì cảm thấy chán ăn, đầy hơi, buồn nôn… Điều này kéo dài khiến cơ thể dễ bị thiếu chất dẫn tới suy nhược, kiệt sức và ngất xỉu.

2. Mất ngủ

Một trong những triệu chứng bệnh lao lực phổ biến ở nhiều người trẻ hiện nay đó là tình trạng mất ngủ vào buổi tối nhưng lại buồn ngủ vào ban ngày. Điều này làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến khả năng tập trung, ghi nhớ và tư duy trở nên khó khăn hơn.

3. Hay cáu gắt

Cáu gắt là 1 trong những triệu chứng bệnh lao lực bạn cần chú ý
Cáu gắt là 1 trong những triệu chứng bệnh lao lực bạn cần chú ý

Triệu chứng của bệnh lao lực khiến bạn cảm thấy mình luôn trong tình trạng căng thẳng và cáu gắt với người khác. Nếu không thể tự mình kiểm soát cơn stress, những mối quan hệ cá nhân và công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng không ít.

4. Trở nên tiêu cực

Ngoài việc cáu gắt với người khác, người bệnh lao lực còn trở nên tiêu cực với bản thân và bi quan trước mọi vấn đề, dù đó chỉ là vấn đề rất nhỏ.

Mức độ hài lòng của người bị bệnh lao lực cũng giảm đi đáng kể. Điều này khiến họ có cố gắng bao nhiêu trong công việc cũng cảm thấy mình không đạt được gì.

5. Mệt mỏi

Nếu bạn liên tục cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, suy giảm khả năng tình dục, hay đổ mồ hôi, da xanh xao, viêm họng, đau nhức người, nổi hạch mềm… thì đó chính là một trong những triệu chứng bệnh lao lực mà bạn nên lưu tâm.

6. Cảm thấy không thể thư giãn

Khó thư giãn là một dấu hiệu chắc chắn của bệnh lao lực; và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng hoàn toàn kiệt sức. Phần lớn xuất phát từ việc bạn luôn cần phải “cố gắng làm việc tốt”; như bị mắc kẹt trong trạng thái sẵn sàng kéo dài để có thể đối phó với bất cứ điều gì có thể xảy ra.

7. Cảm thấy không đủ thời gian để làm việc

Một triệu chứng chắc chắn của bệnh lao lực là khi bạn cảm thấy mình luôn làm việc thêm giờ. Bạn không thể hoàn thành tất cả các trách nhiệm của mình trong vòng tám giờ một ngày bình thường; và bạn buộc phải làm thêm giờ ở văn phòng hoặc mang công việc về nhà.

8. Việc cần làm dường như không bao giờ hết

Đây là một triệu chứng bệnh lao lực phổ biến. Bạn thấy rằng những nỗ lực của mình trong việc giúp đỡ công ty không bao giờ giúp bạn quản lý được công việc của mình.

Bạn bắt đầu một ngày với bảy mục trong danh sách việc cần làm của mình; nhưng trong suốt ngày làm việc, danh sách mở rộng thành 12 mục. Vào cuối ngày, bạn có thể đã hoàn thành năm việc cần phải hoàn thành; nhưng danh sách công việc cần làm của bạn vẫn tiếp tục tăng lên.

cảm thấy không đủ thời gian làm việc
Cảm thấy việc cần làm dường như không bao giờ hết là triệu chứng bệnh lao lực

9. Cảm giác như bạn sẽ không bao giờ bắt kịp

Cho dù bạn làm việc nhanh hay hiệu quả đến mức nào, bạn cũng không bao giờ có thể theo kịp dòng công việc tràn vào liên tục.

Triệu chứng bệnh lao lực này đặc biệt thường xảy ra với những nhân viên đóng vai trò là “người đi trước” trong văn phòng; những người giải quyết các vấn đề phức tạp hơn và thường được kỳ vọng sẽ hỗ trợ những đồng nghiệp kém năng suất hơn.

10. Sức khỏe của bạn đang suy giảm rõ rệt

Triệu chứng bệnh lao lực có thể biểu hiện rõ đối với sức khỏe của bạn; bao gồm:

  • Bạn đang giảm cân do bạn căng thẳng đến mức không muốn ăn.
  • Bạn đang tăng cân do thiếu thời gian tập thể dục hoặc do ăn uống theo cảm xúc.
  • Bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức mà không xác định được nguyên nhân.
  • Bác sĩ thấy huyết áp của bạn gia tăng đến mức nguy hiểm
  • Bạn đang dùng nhiều loại thuốc; kê đơn và không kê đơn; chỉ để sống qua ngày.
  • Bạn mệt mỏi, ngay cả vào những ngày bạn không làm việc.
  • Mối quan tâm của bạn đến mọi thứ; gia đình, bạn bè, giải trí và sở thích; gần như không tồn tại, bởi vì đơn giản là bạn không cảm thấy “hứng thú”.

>> Bạn có thể xem thêm: Bệnh trầm cảm ở phụ nữ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Làm gì khi gặp các triệu chứng bệnh lao lực?

Dưới đây là những lưu ý khi điều trị và phồi hồi sức khỏe khi bị triệu chứng bệnh lao lực tác động.

1. Sắp xếp công việc cho hợp lý

  • Tổ chức lại công việc: Đôi khi lao lực không phải do công việc bạn quá tải mà do bạn chưa biết cách quản lý công việc sao cho hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi các khoảng ngắn trong ngày: Tốt nhất là sau khoảng 1 tiếng đến 1,5 tiếng làm việc, bạn nên nghỉ khoảng 15 phút.
  • Nhờ người hỗ trợ: Hãy chia sẻ công việc cùng đồng nghiệp hoặc ít nhất là chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân, bạn bè, gia đình sẽ giúp bạn cảm thấy ổn hơn.

2. Chế độ ăn uống

chế độ ăn lành mạnh

  • Ăn uống đủ chất: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và ăn nhiều rau xanh, trái cây. Nếu thấy không ngon miệng thì có thể chọn các món ăn loãng, dễ nuốt.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp: Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể uống thêm các loại vitamin tổng hợp để cơ thể có đủ dưỡng chất.
  • Tránh các loại thức uống chứa chất kích thích: Ví dụ như trà, cà phê, thuốc lá… vì chúng chỉ giúp bạn tỉnh táo trong giai đoạn đầu, về lâu dài, chúng sẽ khiến não bộ hưng phấn và không có thời gian nghỉ ngơi.

>> Bạn có thể xem thêm: Suy nhược cơ thể nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe

3. Dành thời gian cho bản thân

  • Dành thời gian cho bản thân và hoàn toàn tránh xa các thiết bị điện tử trong khoảng thời gian đó.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng để bạn tái tạo lại năng lượng sau một ngày làm việc vất vả.
  • Tìm cho mình một thú vui để giải trí, chẳng hạn như đọc một quyển sách, xem một cuốn phim hay có một chuyến du lịch ngắn ngày cùng gia đình…

>> Bạn có thể xem thêm: Nổi mụn ở mép vùng kín là lành tính nếu thuộc trong 5 nguyên nhân này

Vừa rồi là những triệu chứng bệnh lao lực cũng như tác hại nghiêm trọng khi bạn lao lực trong thời gian dài. Để bảo vệ sức khỏe cũng như để công việc được hiệu quả hơn, hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mình nhiều hơn bạn nhé.

Minh Vy

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What effect can overworking have on my health?
https://worksmart.org.uk/careers-advice/working-smarter/keeping-fit-work/what-effect-can-overworking-have-my-health
Truy cập ngày 25/5/2021

2. Only the overworked die young
https://www.health.harvard.edu/blog/only-the-overworked-die-young-201512148815
Truy cập ngày 25/5/2021

3. The Effect of Long Working Hours and Overtime on Occupational Health: A Meta-Analysis of Evidence from 1998 to 2018
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6617405/
Truy cập ngày 25/5/2021

4. Effects of overworking physical mental health
https://www.zhl.org.in/blog/effects-of-overworking-physical-mental-health/
Truy cập ngày 25/5/2021

5. The Research Is Clear: Long Hours Backfire for People and for Companies
https://hbr.org/2015/08/the-research-is-clear-long-hours-backfire-for-people-and-for-companies
Truy cập ngày 25/5/2021

x