Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tầng sinh môn ngay kề âm đạo và có vai trò quan trọng đặc biệt trong quan hệ vợ chồng. Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng và không biết vì sao vết khâu tầng sinh môn bị cứng. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu và biết cách tự chăm sóc sau sinh nếu gặp hiện tượng này.
Bạn phải biết tầng sinh môn là gì mới có thể hiểu vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm hay không.
Trong cấu trúc cơ thể nam và nữ đều có tầng sinh môn. Ở chị em phụ nữ, tầng sinh môn nằm giữa hậu môn và âm hộ. Đây là khu vực nằm giữa xương mu và xương cụt, chiều dài 3-4cm, cấu trúc gồm 3 tầng: tầng sâu gồm cơ ngồi cụt và cơ nâng hậu môn cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu. Tầng giữa gồm cơ thắt niệu đạo và cơ ngang sâu nằm ở tầng sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa. Tầng nông gồm cơ khít âm môn, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ ngang nông và cơ thắt hậu môn.
Tầng sinh môn có chức năng là cửa tiếp nhận tinh trùng, nâng đỡ các cơ quan vùng chậu, giãn nở khi sinh đẻ. Ngoài ra, nó còn kích thích tình dục nên rách tầng sinh môn không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận khoái cảm tình dục ở phụ nữ.
Nhờ khả năng giãn nở của các cơ tầng sinh môn mà khi sinh nở, các cơ này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, trường hợp em bé quá to, mẹ không biết cách rặn hoặc cửa mình của mẹ mở không đủ, bác sĩ sẽ rạch một đường ở sinh môn để mở rộng đường cho thai nhi.
Rạch tầng sinh môn này sẽ giúp em bé được sinh ra an toàn, tránh ngạt thở hoặc tổn thương cho não bộ mà không gây tổn thương nghiêm trọng cho âm đạo.
Trước khi khâu tầng sinh môn, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê âm đạo, sau đó rạch từ mép âm hộ xuống hậu môn khoảng 3-5cm. Chiều dài vết rách có thể khác nhau theo kích cỡ cân nặng dự đoán của em bé và khả năng mở rộng âm đạo của mẹ. Sau khi sinh bé xong, bác sĩ khâu tầng sinh môn lại bằng chỉ tự tiêu. Vết mổ cần được khâu khít lại để đảm bảo an toàn, không có biến chứng, đồng thời không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng sau này. Vết khâu này có thể ra nhiều máu và khiến mẹ đau đớn trong khoảng 5 ngày.
Bên cạnh đó, hiện nay, do nhu cầu tái tạo giúp thu nhỏ vùng kín xảy ra sau quá trình sinh nở và quan hệ vợ chồng nên dịch vụ khâu tầng sinh môn cũng trở nên phổ biến với chị em. Việc khâu tầng sinh môn này giúp cho quan hệ vợ chồng được thăng hoa và thỏa mãn hơn.
Sau khi khâu tầng sinh môn, một số chị em thấy tầng sinh môn bị tê cứng, không còn cảm giác khiến chị em lo sợ, nhất là các mẹ mới sinh lần đầu chưa có kinh nghiệm sinh nở. Các nguyên nhân dẫn đến khâu tầng sinh môn bị cứng có thể là:
Hậu quả của vết khâu tầng sinh môn bị cứng là gì? Có nghiêm trọng không? Bạn yên tâm, trong hầu hết các trường hợp, vết khâu bị cứng này hầu như không có gì nghiêm trọng. Đa số các chị em sau sinh đều bị như vậy khi sinh hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, riêng vết khâu cứng do hậu sản thì bạn cần hết sức cẩn trọng vì hậu sản cực kỳ nguy hiểm cho các mẹ.
Để vết khâu tầng sinh môn nhanh lành và hết bị cứng, dù đau đớn, chị em cần chủ động vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc vết khâu cẩn thận. Có thể bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc chống viêm và nhiễm trùng vết thương, hãy đảm bảo uống thuốc đầy đủ, đúng hướng dẫn nhé!
Mặc dù vậy, hầu hết chúng ta đều không thể tự phán đoán chắc chắn nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị cứng của mình là gì. Bởi vậy, chị em cần đi thăm khám bác sĩ ngay để phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa, đảm bảo nguồn sữa mẹ cho bé. Trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị cứng kéo dài, không thuyên giảm, chị em cũng nên đến bệnh viện khám chữa trị sớm.
Trên đây là những dấu hiệu và lưu ý cho các chị em khi vết khâu tầng sinh môn bị cứng. Chị em hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của mình để có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn nhé!
Hương Hoa
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.