Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/10/2015

Làm sao để "củng cố" chu kỳ rụng trứng?

Làm sao để "củng cố" chu kỳ rụng trứng?
Thông thường, phụ nữ chỉ thực sự chú ý đến chu kỳ của họ khi dự định có thai. Và sự chú ý này sẽ giúp phát hiện tất cả những vấn đề bất thường họ đang gặp phải. Sự thất thường của các chu kỳ là dấu hiệu đáng bận tâm, bởi nó có thể là biểu hiện của tình trạng vô sinh

Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, và do đó, họ không rụng trứng thường xuyên. Một số khác thỉnh thoảng mới có rụng trứng xảy ra hoặc có kinh nguyệt nhưng không có trứng rụng, và có những người không có kinh nguyệt đồng thời không có trứng rụng. Đa phần những phụ nữ vô sinh đều gặp phải trục trặc đối với chu kỳ rụng trứng.

Nguyên nhân gây rối loạn rụng trứng

Thông thường, ở những phụ nữ bị rối loạn rụng trứng, buồng trứng không nhận đủ tín hiệu về thời gian để làm trứng chín và giải phóng trứng. Tuyến yên chính là cơ quan sản xuất ra các hoóc-môn kiểm soát hoạt động của buồng trứng. Do đó, manh mối đầu tiên để xem xét khi gặp phải tình trạng rối loạn rụng trứng chính là kiểm tra sự tương tác giữa tuyến yên và buồng trứng.

Rối loạn chu kỳ rụng trứng2
Sự “liên lạc” giữa buồng trứng và tuyến yên giúp chu kỳ rụng trứng xảy ra đều đặn

Những rối loạn này thường được phân ra làm 2 dạng chính: Hoàn toàn không rụng trứng hoặc rụng trứng thưa thớt. Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân thường gặp của tình trạng trứng rụng không thường xuyên. Hội chứng này không chỉ gây khó khăn cho việc thụ thai mà còn tạo ra một số vấn đề như u nang trên buồng trứng, lông trên mặt và tình trạng béo phì.

Dù đó là dạng rối loan nào đi nữa, bệnh nhân vẫn cần được chữa trị để tăng cơ hội thụ thai lên mức tương đương với những người phụ nữ bình thường khác.

Chữa trị có khó khăn không?

May mắn là hầu hết các rối loạn rụng trứng đều có thể chữa trị. Để đưa chu kỳ rụng trứng về mức thích hợp, bác sĩ có thể kê thuốc uống hoặc một vài biện pháp chữa trị khác. Thuốc uống phổ biến nhất cho tình trạng rối loạn này là Clomid và Serophene. Chúng được thiết kế để tăng mức FSH và LH, hai hoóc-môn điều khiển sự hoạt động của buồng trứng trong tuyến yên. Nhờ đó, buồng trứng sẽ nhận đủ tín hiệu để thúc đẩy quả trứng trưởng thành và phóng thích quả trứng đó. Hầu hết bệnh nhân được điều trị bằng cách này sẽ lấy lại chu trình rụng trứng đều đặn và có thể mang thai trong vòng từ 3 đến 6 chu kỳ điều trị. Nếu đã quá khoảng thời gian này mà khả năng rụng trứng không được cải thiện, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm các biện pháp phụ trợ.

Đầu tiên, các chuyên gia sẽ xem xét khả năng có những vấn đề nào khác gây khó khăn cho việc thụ thai hay không. Thông thường, những thất bại trong việc thụ thai còn liên quan đến tổn thương vùng xương chậu, các bệnh ở ống dẫn trứng, vô sinh ở người chồng hoặc kết hợp những điều kiện trên.

Thụ tinh nhân tạo có thể được tiến hành để hỗ trợ những trường hợp kể trên. Nếu bạn lựa chọn thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì có đến 52% khả năng thành công.

Rối loạn rụng trứng là dạng phổ biến và có thể chữa trị được trong số những nguyên nhân gây vô sinh. Tuy nhiên, không phải cặp đôi nào cũng gặt hái được thành công từ những phương pháp chữa trị. Bạn luôn cần nhận thức được những vấn đề đi kèm với rối loạn rụng trứng, những trở ngại khiến việc điều trị phải kéo dài và khó khăn hơn. Việc theo dõi và được điều trị bởi một chuyên gia sẽ giúp ích rất nhiều cho các cặp đôi đang phải đối mặt với vấn đề này. Lời khuyên được đưa ra là hãy đến gặp bác sĩ sớm khi bạn đã thử nhiều biện pháp mà vẫn chưa có thai như mong muốn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x