Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối để vừa hỗ trợ giai đoạn phát triển “thần tốc” của thai nhi, vừa giúp quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn? Tham khảo ngay thông tin dinh dưỡng cho bà bầu sau đây nhé!
Não của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, 3 tháng cuối mới là giai đoạn não trẻ phát triển nhanh nhất. Lúc này, não của bé cưng có thể đạt 25% trọng lượng não của người trưởng thành. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn thai nhi phát triển và hoàn thiện các cơ quan trọng yếu cũng như “chạy đua” cân nặng để chuẩn bị chào đời. Do đó giai đoạn này, việc bổ sung dinh dưỡng như thế nào vô cùng quan trọng.
Về cơ bản, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm chất bao gồm đạm, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra, bà bầu nên tăng cường thêm axit béo omega-3 và choline, bởi não và hệ thần kinh của thai nhi đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ và hoàn thiện.
Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu, trung bình mỗi ngày mẹ nên nạp khoảng 1.950 calorie. Cố gắng để đến tháng thứ 9 của thai kỳ, mẹ có thể tăng thêm từ 6-7kg là vừa chuẩn.
Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển quá trình trao đổi chất ở thai nhi. Lúc này não bộ của bé phát triển các kết nối liên quan đến quá trình trao đổi chất.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đa (chứa axit béo omega-3, như DHA, ALA và axit béo omega-6). Mẹ có thể bổ sung omega-3 trong một số loại cá như cá trích, cá thu, cá bơn, cá hồi…, quả óc chó, dầu hạt lanh, dầu canola; còn omega-6 có trong dầu hướng dương, hạt bông, ngô, dầu đậu nành…
Đây là thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương cũng như tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua vitamin C trong những tháng cuối thai kỳ. Lượng vitamin C cần thiết trong giai đoạn mang thai khoảng 85mg mỗi ngày và 120mg đối với những phụ nữ đang cho con bú.
Ba tháng cuối thai kỳ, cơ thể cần cung cấp một lượng máu lớn để nuôi dưỡng thai nhi và chuẩn bị cho quá trình sinh nở, vì thế mẹ bầu phải đặc biệt bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Thiếu sắt trong giai đoạn này có thể dẫn đến mất máu trong quá trình sinh nở bởi vì máu không thể đông lại.
Mẹ có thể bổ sung sắt từ thuốc sắt, rau muống, gan động vật, thịt đỏ, cải bó xôi, các loại hạt, bông cải xanh…
Thành phần này vô cùng quan trọng trong suốt 9 tháng mang thai của mẹ, đặc biệt trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Các axit amin trong protein tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển các tế bào, thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mẹ để phục vụ cho nhu cầu “tăng vọt” của bé trong giai đoạn này.
Có mặt trong hầu hết các giai đoạn của thai kỳ, nhưng ở 3 tháng cuối, vai trò của protein mới thực sự “tỏa sáng”, bởi giai đoạn này, thai nhi cần rất nhiều protein cho sự phát triển mô và cơ bắp. Hơn nữa, hầu hết thực phẩm giàu protein cũng đều chứa hàm lượng cao sắt và kẽm, có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu cũng như giảm tỷ lệ bé sinh non, nhẹ cân. Protein có nhiều trong các loại thực phẩm như:
Trứng chứa choline giúp duy trì chức năng của các tế bào của não, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và hoạt động của não bộ. Choline cũng rất cần thiết cho sự hình thành bộ nhớ của thai nhi. Dùng một lượng thích hợp sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn tăng trưởng tuyến tụy hoặc thận của bé.
Được biết đến như một thực phẩm có nguồn axit béo omega-3 dồi dào, cá hồi là thực phẩm không thể thiếu để giúp bé thông minh hơn. Omega-3 cần thiết cho sự phát triển não và mắt của bé trong khi axit docosahexaenoic (DHA) của cá hồi lại giúp thúc đẩy sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của bé.
Protein, phốt pho, omega-3 và vitamin E có trong các loại hạt mang lại cho bà bầu mộtchế độ dinh dưỡng dồi dào trong 3 tháng cuối. Ngoài ra, các loại hạt còn chứa một nguồn kẽm phong phú giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và chuyển dạ kéo dài.
Bà bầu nên ăn hoa quả gì trong 3 tháng cuối? Đu đủ là nguồn cung cấp nhiều kali, vitamin C, chất xơ và folate. Đồng thời, đây cũng là món ăn giúp mẹ giải quyết các vấn đề tiêu hóa thường gặp trong 3 tháng cuối như táo bón, ợ nóng, khó tiêu.
* Lưu ý quan trọng bà bầu cần nhớ: chỉ ăn đu đủ chín và loại bỏ hạt hoàn toàn. Hạt đu đủ chứa chất carpine sẽ làm rối loạn mạch đập, suy nhược hệ thần kinh.
Chứa nhiều vitamin C nên trái cây họ cam rất cần thiết cho hệ miễn dịch của mẹ. Vitamin C hỗ trợ cho sự phát triển của xương, răng và nuôi dưỡng tế bào của thai nhi. Ngoài ra, vitamin C còn có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây khác.
Là món ăn rất dễ chế biến, đậu nành Nhật Bản chứa rất nhiều chất đạm, canxi, chất xơ, vitamin A và B. Chỉ cần luộc chín và rắc thêm chút muối, mẹ bầu đã có ngay một món ăn ngon lành và giàu chất dinh dưỡng.
Vitamin A và C trong ớt chuông rất tốt cho hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể dùng ớt tươi để thêm vào những món chiên xào hoặc nướng với một ít dầu oliu và tỏi. Ớt chuông sấy khô cũng là món ăn vặt hấp dẫn của nhiều mẹ.
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối? Hy vọng những thực phẩm mà MarryBaby gợi ý trong bài viết này đủ để mẹ bầu tự tin lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe thai kỳ ở giai đoạn cận sinh đẻ này.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.