Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 là triệu chứng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, các cơn căng cứng này sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.
Vậy bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Mẹ nên làm gì trong tình huống này. MarryBaby sẽ giúp mẹ tháo gỡ thắc mắc này nhé.
Vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3, mẹ bầu sẽ bắt đầu thấy tình trạng thỉnh thoảng bụng căng cứng. Với những mẹ mang thai lần đầu, thời điểm này thường đến muộn hơn so với những mẹ mang thai lần thứ 2 trở lên.
Hầu hết các mẹ bầu đều trải qua cảm giác bụng căng cứng, chỉ khác nhau ở thời điểm và mức độ những cơn căng tức.
Sự căng cứng thường diễn ra ở khu vực trung tập bụng hoặc phía bụng dưới rốn. Mẹ sẽ cảm thấy bụng cứng lại, vùng bụng dưới thắt chặt, căng tức và khó chịu nhẹ. Hiện tượng này thường kéo dài 20 – 30 giây và lặp lại vài lần trong một ngày.
Thông thường, tình trạng bụng căng cứng này sẽ xuất hiện trong các trường hợp sau:
Một số nguyên nhân khiến bụng mẹ bầu gò căng cứng như
Cơn gò Braxton – Hicks còn được gọi là cơn chuyển dạ giả. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì cơn gò này có mục đích giúp mẹ bầu làm quen với cơn chuyển dạ và tập luyện cho ngày sinh.
Hiện tượng này nếu xảy ra vào những tháng cuối thai kỳ, với tần suất và cường độ gò ngày càng mạnh thì rất có thể là dấu hiệu chuyển dạ thật.
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 do cơn co thắt Braxton – Hicks thường ko gây nguy hiểm hay đau đớn quá sức chịu đựng với mẹ bầu. Mẹ cảm thấy hơi khó chịu một chút trong vòng 30 giây, sau đó sự căng cứng sẽ tự động biến mất.
Những cơn co thắt này thường không ảnh hưởng đến sự giãn nở của cổ tử cung. Chúng không thường xuyên, không có khuôn mẫu cố định và không giống nhau ở các mẹ bầu.
Thai nhi ngày càng lớn dần nên có sự thay đổi rất nhanh về kích thước. Vào tháng thứ 7, em bé dài khoảng 38cm, nặng từ 900 – 1350 gam.
Khung xương của thai nhi cũng phát triển và chiếm nhiều diện tích trong tử cung hơn. Lúc này, mọi cử động của bé sẽ được mẹ cảm nhận rất rõ. Những cú đạp, huých, quẫy sẽ tác động mạnh mẽ vào thành bụng, khiến mẹ hay có cảm giác nhói nhói và căng cứng.
Cân nặng của mẹ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7. Thông thường, mẹ bầu nhẹ cân, bụng ít mỡ thường có cảm giác bụng bị căng cứng sớm hơn những mẹ bầu thể trạng mũm mĩm.
Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở các mẹ bầu. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu nước, ít chất xơ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng táo bón. Khi bị táo bón trong
thai kỳ, mẹ rất dễ cảm nhận rõ rệt những cơn căng cứng bụng và cơn gò.
Tinh thần là yếu tố quan trọng, tác động đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Việc mang thai đem đến cho mẹ nhiều sự thay đổi về cơ thể, nội tiết tố, tâm sinh lý, khiến mẹ thường rơi vào những suy nghĩ tiêu cực.
Tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng đến thể chất, khiến mẹ căng thẳng, lo âu, cơ thể uể oải và những cơn gò ngày càng diễn ra thường xuyên hơn.
Thông thường, hiện tượng bụng căng cứng khi ở tuần 28 không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Những cơn gò sinh lý nằm trong mức độ mẹ có thể chịu đựng được và sẽ nhanh chóng qua đi khi mẹ nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, mẹ không được chủ quan nếu gặp tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 kèm những dấu hiệu dưới đây.
Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 nếu đi kèm các triệu chứng bất thường như trên, mẹ không nên chần chừ mà hãy đến bệnh viện ngay để kiểm tra nhé.
Để giảm sự khó chịu của tình trạng bụng căng cứng và những cơn gò khi mang thai, mẹ có thể tham khảo một số cách sau.
Bụng căng cứng ở tháng thứ 7 thai kỳ là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Mẹ có thể căn cứ vào tần suất và mức độ căng cứng cũng như cơn gò để đánh giá tình hình.
Trong phần lớn trường hợp, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và không gây nguy hiểm. Nếu bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 đi kèm nhiều dấu hiệu bất thường khác, mẹ hãy đến bệnh viện ngay nhé.
Tìm hiểu thêm:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
What Causes My Belly to Feel Hard and Tight?
Truy cập ngày 23/11/2021
Contractions During Pregnancy: What to Expect
https://www.healthlinkbc.ca/health-topics/tm6618
Truy cập ngày 23/11/2021
Braxton Hicks contractions
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/braxton-hicks-contractions
Truy cập ngày 23/11/2021
Third trimester
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-33/
Truy cập ngày 23/11/2021
Changes in Your Body During Pregnancy: Third Trimester
https://familydoctor.org/changes-in-your-body-during-pregnancy-third-trimester/
Truy cập ngày 23/11/2021